Ngày 20 tháng 11, giáo viên tiểu học nhận phong bì từ phụ huynh học sinh thì có thể bị buộc thôi việc?
Giáo viên tiểu học tại các trường công lập là công chức hay viên chức?
Công chức được giải thích tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, cụ thể như sau:
Cán bộ, công chức
...
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...
Trong khi đó viên chức được giải thích tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Từ những quy định trên có thể hiểu viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên.
Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các Bộ. Về lĩnh vực giáo dục, có thể kể đến một số trường như:
Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học,… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.
Từ những phân tích trên có thể kết luận giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng khi làm việc tại cái trường tiểu học công lập thì được xếp là viên chức.
Ngày 20 tháng 11, giáo viên tiểu học nhận phong bì từ phụ huynh học sinh thì có thể bị buộc thôi việc? (hình từ internet)
Ngày 20 tháng 11, giáo viên tiểu học nhận phong bì từ phụ huynh học sinh thì có thể bị buộc thôi việc?
Trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức được nêu tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, ngày 20 tháng 11, giáo viên tiểu học nhận phong bì từ phụ huynh học sinh thì có thể bị buộc thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý về hành vi nhận phong bì từ phụ huynh học sinh mà tái phạm;
(2) Hành vi nhận phong bì chỉ mới thực hiện lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Trường hợp giáo viên tiểu học đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo thì có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc không?
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
...
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp giáo viên tiểu học đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo thì chưa xem xét xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?