Ngày 18 tháng 12 hàng năm là Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam đúng không? Tổ chức ngày này phải đảm bảo nội dung, yêu cầu gì?
Lấy ngày 18 tháng 12 hàng năm là Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam đúng không?
Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 2417/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Lấy ngày 18 tháng 12 hàng năm là "Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam".
Như vậy, theo quy định trên, lấy ngày 18 tháng 12 hàng năm là "Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam".
Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam 18 tháng 12 hàng năm (Hình từ Internet)
Việc tổ chức Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam 18 tháng 12 hàng năm phải đảm bảo các nội dung, yêu cầu gì?
Việc tổ chức Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam 18 tháng 12 hàng năm phải đảm bảo các nội dung, yêu cầu theo quy định tại Điều 2 Quyết định 2417/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Việc tổ chức Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam hàng năm phải đảm bảo các nội dung, yêu cầu:
a) Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
b) Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm.
c) Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào quy định hiện hành, có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, việc tổ chức Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam 18 tháng 12 hàng năm phải đảm bảo các nội dung, yêu cầu sau:
- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm.
- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào quy định hiện hành, có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam 18 tháng 12 hàng năm theo đúng nội dung, yêu cầu quy định trên.
Quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 như thế nào?
Quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 được quy định tại Mục I Điều 1 Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là “Chiến lược”) bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
1. Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm; xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng hiện đại, tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế, bền vững, hài hòa lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm, bám sát Chiến lược tài chính đến năm 2030.
2. Phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng; tăng cường khả năng cạnh tranh của các định chế trung gian, tạo sự liên thông giữa thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính để cân bằng giữa các cấu phần của thị trường tài chính.
3. Đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững, hiệu quả.
4. Việc phát triển thị trường bảo hiểm được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, có kế hoạch, lộ trình cụ thể, có bước đi thận trọng, chắc chắn, được công bố công khai, không làm xáo trộn hoạt động của thị trường bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm và sự an toàn của cả hệ thống; tiết giảm chi phí xã hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện vai trò quản lý, giám sát, không làm thay doanh nghiệp.
...
Quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030 được quy định cụ thể trên.
Trong đó, phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm;
Đồng thời, xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm theo hướng hiện đại, tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế, bền vững, hài hòa lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm, bám sát Chiến lược tài chính đến năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?