Ngày 14 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 14 4 là thứ mấy? Ngày 14 tháng 4 có phải là ngày lễ lớn không?
Ngày 14 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 14 4 là thứ mấy?
Theo lịch Vạn niên, ngày 14 tháng 4 năm 2025 nhằm ngày 17/03/2025 âm lịch, rơi vào thứ Hai.
Bên cạnh ngày valentine đỏ (14 tháng 2), valentine trắng (14 tháng 3), chúng ta còn có ngày Valentine đen hay còn gọi là Black Valentine vào ngày 14 tháng 4. Valentine đen là ngày dành riêng cho những người độc thân, cô đơn, có nguồn gốc từ Hàn Quốc.
Ngày Black Valentine là dịp để những ai vẫn còn đang tìm kiếm nửa kia của cuộc đời mình giải tỏa căng thẳng, gặp gỡ bạn bè… để khẳng định rằng độc thân không xấu, độc thân vẫn vui vẻ, hạnh phúc và yêu đời. Đây là dịp để những người đang tìm kiếm nửa kia của mình nhắc nhở chính mình nên dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, không ngừng tìm kiếm những cơ hội tình yêu, thử thách, trải nghiệm mới mẻ, khám phá cuộc sống.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 14 tháng 4 là thứ mấy? Ngày 14 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Ngày 14 tháng 4 có phải là ngày lễ lớn không? Người lao động có được nghỉ vào ngày 14 tháng 4 không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Đồng thời, tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định trên, ngày 14 tháng 4 không phải là một trong những lễ lớn được quy định chính thức trong các ngày nghỉ lễ của Việt Nam và không thuộc vào danh sách các ngày lễ, tết được nghỉ lễ, hưởng nguyên lương. Do đó, người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 14 tháng 4.
Tuy nhiên, nếu ngày 14 tháng 4 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm vào ngày này.
Bên cạnh đó, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 14 tháng 4 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Người lao động kết hôn được nghỉ bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, trường hợp nghỉ kết hôn là nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương. Do đó, người lao động nghỉ kết hôn vẫn được trả lương như bình thường. 03 ngày nghỉ kết hôn đều được tính như những ngày làm việc bình thường khác.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động kết hôn được nghỉ 03 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động. Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Muốn học bằng C có bắt buộc phải học bằng lái xe C1 trước hay không? Thời hạn của bằng lái xe hạng C là bao lâu?
- Có được phép chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền giao kết hợp đồng mua bán đất đai hay không? Cách ghi số chứng thực chữ ký?
- Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm xử lý các tin sai sự thật trên mạng Internet không?
- Quyết định thanh tra của Công an nhân dân cần gửi đến cơ qua nào? Ai là người chủ trì công bố quyết định thanh tra?
- Cán bộ công chức ở các cơ quan trung ương đi công tác tại cấp tỉnh sau sáp nhập hưởng chính sách thế nào theo Nghị định 178?