Ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam đúng không? Việc tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam đúng không?
Ngày Doanh nhân Việt Nam căn cứ theo Điều 1 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 quy định:
Hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là "Ngày Doanh nhân Việt Nam".
Theo đó, hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Việc tổ chức ngày 13 tháng 10 Ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Các yêu cầu khi tổ chức ngày 13 tháng 10 Ngày Doanh nhân Việt Nam theo Điều 2 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 cụ thể:
Việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu sau đây :
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.
- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam căn cứ vào các quy định hiện hành hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Như vậy, việc tổ chức ngày 13 tháng 10 Ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.
- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam đúng không?
(Hình từ Internet)
Doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện nào?
Doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 66 Nghị định 98/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) quy định như sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức và nơi cư trú.
- Giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác ổn định và phát triển liên tục từ 07 năm trở lên khi tham gia danh hiệu, giải thưởng của bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và từ 05 năm trở lên khi tham gia xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị).
Trường hợp doanh nhân tham gia điều hành nhiều doanh nghiệp khác nhau hoặc chuyển việc thì được cộng dồn thời gian tham gia điều hành các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác để tính làm điều kiện tham gia xét danh hiệu, giải thưởng.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Có sáng kiến cải tiến, biện pháp quản lý hoặc ứng dụng công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
- Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Thực hiện tốt, đầy đủ các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các phong trào thi đua, có đóng góp, ủng hộ và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân và tổ chức kinh tế khác tại địa phương; quan tâm phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn, các tổ chức quần chúng (nếu có) trong doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác do doanh nhân quản lý phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật; có doanh thu; lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập người lao động ổn định và có tăng trưởng; không bị khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, đình công, ngừng việc tập thể.
Trước đây, điều kiện tham dự của doanh nhân tham dự xét tôn vinh danh hiệu căn cứ tại Điều 7 Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 51/2010/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) cụ thể:
Điều kiện tham dự của doanh nhân, doanh nghiệp
Các doanh nhân và doanh nghiệp được tham dự xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng phải thực hiện đúng các điều kiện theo ngành, nghề đã đăng ký kinh doanh hoặc được cấp phép đầu tư; cụ thể như sau:
1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động;
2. Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển;
3. Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
4. Đảm bảo đời sống, việc làm ổn định cho người lao động;
5. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về sở hữu trí tuệ;
6. Thực hiện nghiêm các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhân và doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động;
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển;
- Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo đời sống, việc làm ổn định cho người lao động;
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Thực hiện nghiêm các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhân và doanh nghiệp.
Nội dung này được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?