Ngày 08 tháng 11 hàng năm được lấy là Ngày Đô thị Việt Nam đúng không? Ngày Đô thị Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
- Ngày 08 tháng 11 hàng năm được lấy là Ngày Đô thị Việt Nam đúng không? Ngày Đô thị Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
- Việc tổ chức Ngày Đô thị Việt Nam 08 tháng 11 hàng năm phải bảo đảm bảo các yêu cầu gì?
- Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
Ngày 08 tháng 11 hàng năm được lấy là Ngày Đô thị Việt Nam đúng không? Ngày Đô thị Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
Ngày Đô thị Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 1519/QĐ-TTg năm 2008 như sau:
Hàng năm lấy ngày 08 tháng 11 là “Ngày Đô thị Việt Nam” và tổ chức lần đầu tiên vào ngày 08 tháng 11 năm 2008.
Như vậy, theo quy định trên, lấy ngày 08 tháng 11 hàng năm là “Ngày Đô thị Việt Nam” và tổ chức lần đầu tiên vào ngày 08 tháng 11 năm 2008.
Ngày Đô thị Việt Nam 08 tháng 11 hàng năm (Hình từ Internet)
Việc tổ chức Ngày Đô thị Việt Nam 08 tháng 11 hàng năm phải bảo đảm bảo các yêu cầu gì?
Việc tổ chức Ngày Đô thị Việt Nam 08 tháng 11 hàng năm phải bảo đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1519/QĐ-TTg năm 2008 như sau:
Việc tổ chức ngày Đô thị Việt Nam hàng năm phải bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, chính quyền các đô thị, các nhà quy hoạch, kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tích cực tham gia xây dựng và phát triển đô thị; có hình thức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân và các đô thị có thành tích xuất sắc trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị.
Như vậy, việc tổ chức ngày Đô thị Việt Nam hàng năm phải bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, chính quyền các đô thị, các nhà quy hoạch, kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tích cực tham gia xây dựng và phát triển đô thị;
Đồng thời, có hình thức biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân và các đô thị có thành tích xuất sắc trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị.
Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi) Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Phê duyệt kèm theo Quyết định 357/QĐ-BNV năm 2010 thì Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tập hợp những người làm công tác quy hoạch và phát triển đô thị trong cả nước tự nguyện tham gia. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Hội hoạt động trong phạm vi cả nước trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật, ra sức phấn đấu cho mục đích xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản, trụ sở và cơ quan ngôn luận riêng. Và Hội được tham gia các tổ chức quốc tế cùng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Hội được quy định tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Phê duyệt kèm theo Quyết định 357/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp, đoàn kết những người làm công tác quy hoạch và phát triển đô thị trong cả nước thuộc các lĩnh vực: quy hoạch và thiết kế đô thị - nông thôn, thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường; tư vấn, đào tạo, nghiên cứu khoa học về quy hoạch, đầu tư và phát triển đô thị.
2. Bảo vệ các quyền lợi hợp pháp về tinh thần, vật chất, đạo đức nghề nghiệp của các hội viên.
3. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị khi có yêu cầu; Thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Hội.
4. Tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội khác trong việc nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật, công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn đầu tư, đào tạo thuộc lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị.
5. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm, pháp luật góp phần nâng cao dân trí về quy hoạch và phát triển đô thị.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và hướng dẫn hoạt động hành nghề cho các hội thành viên, các đơn vị trực thuộc của Hội.
7. Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ cụ thể theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?