Ngân hàng thương mại phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu bao nhiêu để có thể cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh?
- Ngân hàng thương mại phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu bao nhiêu để có thể cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh?
- Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh không đủ còn đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu thì bị đình chỉ tối đa bao lâu?
- Ngân hàng thương mại dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh không đủ còn đáp ứng điều kiện vốn chủ sở hữu thì có thể bị chấm dứt hoạt động không?
Ngân hàng thương mại phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu bao nhiêu để có thể cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh?
Ngân hàng thương mại phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu bao nhiêu để có thể cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh phải căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
...
3. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
b) Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 5.000 tỷ đồng trở lên đối với ngân hàng thương mại, vốn được cấp từ 1.000 tỷ đồng trở lên đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất;
d) Đáp ứng quy định tại điểm a, h khoản 2 Điều này.
Như vậy, ngân hàng thương mại phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 5.000 tỷ đồng để có thể cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Ngân hàng thương mại (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh không đủ còn đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu thì bị đình chỉ tối đa bao lâu?
Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh không đủ còn đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu thì bị đình chỉ tối đa theo quy định tại Điều 11 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Đình chỉ, khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Công ty chứng khoán không đáp ứng quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 9 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp; ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 9 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp;
b) Bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh phải thực hiện và áp dụng các biện pháp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 Nghị định này.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định khôi phục hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh chỉ sau khi các tổ chức này đã khắc phục được toàn bộ hành vi dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.
Như vậy, ngân hàng thương mại không đủ còn đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu thì có thể bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Ngân hàng thương mại dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh không đủ còn đáp ứng điều kiện vốn chủ sở hữu thì có thể bị chấm dứt hoạt động không?
Ngân hàng thương mại dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh không đủ còn đáp ứng điều kiện vốn chủ sở hữu thì có thể bị chấm dứt hoạt động không phải căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Chấm dứt bắt buộc hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bị buộc phải chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động;
b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc không còn hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh; hoặc bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định này.
...
Theo đó, ngân hàng thương mại dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh không đủ còn đáp ứng điều kiện vốn chủ sở hữu và đã bị đình chỉ theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhưng hết thời hạn đình chỉ vẫn không khắc phục thì bị chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?