Ngân hàng Nhà nước có các khoản thu nào? Khoản chi của Ngân hàng Nhà nước bao gồm những khoản nào?
Ngân hàng Nhà nước có các khoản thu nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 07/2006/NĐ-CP quy định về các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Ngân hàng Nhà nước có các khoản thu sau đây:
1. Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư, gồm: thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu về đầu tư chứng khoán, thu khác về hoạt động tín dụng.
2. Thu về nghiệp vụ thị trường mở.
3. Thu về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng).
4. Thu về dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ.
5. Thu phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
6. Các khoản thu khác.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có những khoản thu được quy định tại Điều 13 nêu trên.
Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)
Khoản chi của Ngân hàng Nhà nước bao gồm những khoản nào?
Theo Điều 14 Nghị định 07/2006/NĐ-CP quy định về khoản chi của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Ngân hàng Nhà nước có các khoản chi sau đây:
1. Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng:
a) Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay; chi về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối; chi về nghiệp vụ thị trường mở;
b) Chi phí in, đúc, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; chi về dịch vụ thanh toán và thông tin.
2. Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng của Ngân hàng Nhà nước và chi khen thưởng, phúc lợi, gồm :
a) Chi lương, phụ cấp lương theo chế độ; chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và nhân viên của Ngân hàng Nhà nước theo cơ chế khoán; chi ăn trưa; chi trang phục giao dịch; chi phương tiện bảo hộ lao động;
b) Chi khen thưởng, phúc lợi định kỳ và đột xuất cho cán bộ, công chức và nhân viên của Ngân hàng Nhà nước; mức chi 2 khoản này hàng năm bằng tổng quỹ lương thực hiện trong năm;
c) Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân của các ngành có đóng góp xuất sắc cho hoạt động của Ngân hàng; mức chi tối đa bằng 1 tháng lương thực hiện trong năm.
3. Các khoản đóng góp theo lương (kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định), chi cho các hoạt động đoàn thể.
4. Trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.
5. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ bao gồm: chi vật tư văn phòng; chi về cước phí bưu điện và truyền tin; chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan; chi xăng dầu; chi công tác phí; chi lễ tân, khánh tiết, hội nghị; chi phí cho việc thanh tra, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến; chi về tài liệu, sách báo, tạp chí, thư viện, tuyên truyền, quảng cáo, chi cho các hoạt động và quản lý công vụ khác.
6. Chi về tài sản:
a) Trích khấu hao tài sản cố định;
b) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản; chi mua sắm công cụ lao động; chi thuê tài sản.
7. Trích 12% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm để đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng.
8. Các khoản chi từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo chế độ quy định.
9. Chi lập khoản dự phòng rủi ro theo Điều 11 của Nghị định này.
10. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, tài chính của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để chi cho những khoản chi sau:
+ Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
+ Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng của Ngân hàng Nhà nước và chi khen thưởng, phúc lợi.
+ Trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.
+ Chi cho hoạt động quản lý và công vụ.
+ Chi về tài sản.
+ Trích 12% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm để đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng.
+ Các khoản chi từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo chế độ quy định.
+ Chi lập khoản dự phòng rủi ro.
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm của Ngân hàng Nhà nước được gửi cho cơ quan nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 07/2006/NĐ-CP quy định về Ngân hàng Nhà nước như sau:
Báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm được lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 hàng năm.
Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Ngân hàng Nhà nước do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Kết quả kiểm toán được báo cáo Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Tài chính.
Như vậy, báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm của Ngân hàng Nhà nước được lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Và báo cáo này được gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 hàng năm.
Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Ngân hàng Nhà nước do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?