Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho công ty chứng khoán để mua chứng chỉ tiền gửi hay không theo quy định?
Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho công ty chứng khoán để mua chứng chỉ tiền gửi hay không theo quy định?
- Thứ nhất, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định một trong những điều kiện để cấp tín dụng là bên đi vay phải có nhu cầu vay vốn sử dụng vào mục đích hợp pháp và có phương án sử dụng vốn.
Tại Điều 86 Luật Chứng khoán 2019 có quy định đối với các công ty chứng khoán thì hoạt động chính của các công ty này xoay quanh các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán.
Đồng thời, tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN thì một trong các phương án sử dụng vốn đó là thực hiện hoạt động kinh doanh.
Do đó, đối với các công ty chứng khoán thì nhu cầu đi vay vốn chủ yếu là để thực hiện các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp như đã đề cập trên.
Thứ hai, tại Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-NHNN thì chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì xác định đây là một loại tài sản.
Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
+ Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
+ Chứng khoán phái sinh;
+ Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Nên chứng chỉ tiền gửi không phải là một loại chứng khoán.
Do đó, xác định hoạt động mua bán chứng chỉ tiền gửi chỉ là hoạt động thực hiện mua bán giấy tờ có giá, chứ không liên quan đến hoạt động chứng khoán.
Thứ ba, tại khoản 7 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN có quy định ngân hàng không cấp tín dụng cho nhu cầu vay vốn để gửi tiền.
Theo đó tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có giải thích nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Theo các quy định phân tích ở trên thì ngân hàng không được cho vay đối với nhu cầu vốn với mục đích để mua chứng chỉ tiền gửi.
Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho công ty chứng khoán để mua chứng chỉ tiền gửi hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán được thực hiện bằng USD được không?
Việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán được thực hiện bằng USD được không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
1. Điều kiện về vốn bao gồm: việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam; vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:
a) Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp giấy phép; báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần;
c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác;
d) Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 77 của Luật này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc góp vốn điều lệ vào công ty chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam.
Công ty chứng khoán được tự doanh chứng khoán không?
Công ty chứng khoán được tự doanh chứng khoán không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán;
b) Tự doanh chứng khoán;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
3. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Như vậy, theo quy định trên thì công ty chứng khoán thực hiện tự doanh chứng khoán.
Lưu ý: Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Cấp tín dụng Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?