Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là gì? Nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được xác định dựa trên những nội dung gì?
Yêu cầu đối với hoạt động cảnh báo xung đột thông tin trên mạng là gì?
Cơ quan nghiệp vụ được phép tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin nào trên mạng? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Theo đó, hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Theo Điều 8 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng
1. Hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục.
2. Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
3. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để xây dựng, triển khai, huấn luyện, duy trì hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
4. Thông tin giám sát phải được cơ quan nghiệp vụ tiếp nhận, phân tích, xử lý và cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan.
Theo đó, hoạt động cảnh báo xung đột thông tin trên mạng hải đảm bảo các yêu cầu như sau:
– Hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục.
– Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
– Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để xây dựng, triển khai, huấn luyện, duy trì hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
– Thông tin giám sát phải được cơ quan nghiệp vụ tiếp nhận, phân tích, xử lý và cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan.
Nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được xác định dựa trên những nội dung gì?
Theo Điều 10 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng
Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng bao gồm xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng; xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột thông tin trên mạng.
Theo đó, nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được xác định dựa trên những nội dung sau:
– Xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng;
– Xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột thông tin trên mạng.
Cơ quan nghiệp vụ được phép tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin nào trên mạng?
Theo Điều 9 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng
1. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để ứng cứu sự cố và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích, xử lý xung đột thông tin trên mạng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.
3. Việc xử lý xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ thực hiện để không làm gia tăng mức độ xung đột và ngăn chặn không để xảy ra chiến tranh dưới mọi hình thức.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một đầu mối tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi trong việc cung cấp thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích, xử lý xung đột thông tin trên mạng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 19 Nghị định 142/2016/NĐ-CP, cụ thể:
– Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích sau đây:
+ Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
+ Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.
– Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
– Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, gây tổn hại tới sản xuất, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích công cộng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đồng thời, theo Điều 11 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng là các tài liệu, bằng chứng, chứng cứ được các cơ quan nghiệp vụ thu thập bảo đảm tính khách quan, chính xác và khoa học và được sử dụng hợp pháp trong tổ chức đấu tranh ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?