Nếu vi phạm tội cướp giật tài sản thì có bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không?
Mục đích của biện pháp ngăn chặn tạm giam
Tạm giam là một trong số các biện pháp ngăn chặn. Mục đích của biện pháp ngăn chặn tạm giam là để đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử được diễn ra thuận lợi mà không bị bị can, bị cáo có những hành vi như trốn tránh, tiếp tục vi phạm gây cản trở đến quá trình làm việc của cơ quan có thẩm quyền.
Đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam
Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm giam cụ thể như sau:
- Biện pháp ngăn chặn tạm giam áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
- Biện pháp ngăn chặn tạm giam áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
+ Bị can, bị cáo đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
+ Bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
+ Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
+ Bị can, bị cáo có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này;
+ Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Tội cướp giật tài sản có áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không?
Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với tội ít nghiêm trọng
Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với tội ít nghiêm trọng được căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Cụ thể như sau:
"Điều 119. Tạm giam
...
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã."
Tội cướp giật tài sản có được xác định là tội ít nghiêm trọng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về phân loại tội phạm cụ thể như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.”
Tội cướp giặt tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
"Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng."
Theo quy định, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn, khung hình phạt cao nhất cho tội này là phạt tù đến 03 năm. Đối với tội cướp giật tài sản, khung hình phạt cao nhất dành cho tội này là phạt tù lên tới tù chung thân. Suy ra, tội cướp giật tài sản không được xét vào là tội phạm ít nghiêm trọng.
Như vậy, đối với trường hợp của anh/chị, con của anh/chị phạm tội cướp giật tài sản vậy nên không được xét là tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó, trong trường hợp trên, cơ quan chức năng ra lệnh áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với con của anh/chị là hoàn toàn đúng luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?