Nếu pháp nhân thương mại trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Nếu pháp nhân thương mại trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào? Ai là người bị hại trong vụ án hình sự về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động? - Câu hỏi của anh Duy Tân đến từ Bình Dương

Pháp nhân thương mại có thể chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?

Căn cứ vào Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau:

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.

Như vậy, pháp nhân thương mại có thể chịu trách nhiệm hình sự về các tội trong các điều luật nêu trên.

Trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (Hình từ Internet)

Nếu pháp nhân thương mại trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:

Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Như vậy, nếu pháp nhân thương mại có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt sau đây:

Khung hình phạt 1: Có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng:

- Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng:

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

- Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.

Khung hình phạt 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng:

- Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

- Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

- Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.

Ai là người bị hại trong vụ án hình sự về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:

Xác định tư cách tố tụng của cơ quan bảo hiểm xã hội
Trong các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 214 của Bộ luật Hình sự; tội gian lận bảo hiểm y tế theo Điều 215 của Bộ luật Hình sự; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Điều 216 của Bộ luật Hình sự, cơ quan bảo hiểm xã hội tham gia tố tụng với tư cách là bị hại.

Như vậy, trong vụ án hình sự về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội tham gia tố tụng với tư cách là bị hại.

Pháp nhân thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có các hình phạt chính nào đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại là gì? Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực có quyền thành lập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự đúng không?
Pháp luật
Mua bán trái phép hóa đơn đi tù mấy năm? Mua bán trái phép hóa đơn theo pháp luật hình sự gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được giảm nhẹ hình phạt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp là pháp nhân thương mại? Biện pháp cưỡng chế thi hành án nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại là doanh nghiệp?
Pháp luật
Chỉ được áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của pháp nhân thương mại khi đang áp dụng biện pháp cưỡng chế cấm kinh doanh đúng không?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện nào? Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại?
Pháp luật
Được triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành án hình sự nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại không đến thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được gửi giấy triệu tập để yêu cầu thi hành án hình sự trong thời gian nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì có làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Pháp nhân thương mại
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
660 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Pháp nhân thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Pháp nhân thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào