Nếu người ứng cử đại biểu Quốc hội là thành viên của Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì có phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó hay không?
Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động dựa trên các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương như sau:
- Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử.
Như vậy, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động dựa trên các nguyên tắc hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Và cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử.
Trường hợp nào không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử?
Căn cứ Điều 27 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định những trường hợp không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử như sau:
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứng cử phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậm nhất là vào ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử. Trường hợp người ứng cử không có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầu cử, Tổ bầu cử đó ra quyết định xóa tên người ứng cử khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử và bổ sung thành viên khác để thay thế.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứng cử phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậm nhất là vào ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử. Trường hợp người ứng cử không có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầu cử, Tổ bầu cử đó ra quyết định xóa tên người ứng cử khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử và bổ sung thành viên khác để thay thế.
Ứng cử
Khi nào các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương kết thúc nhiệm vụ?
Căn cứ Điều 28 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương như sau:
- Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.
- Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Như vậy, thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương thực hiện theo như quy định nêu trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hạn Diêm Vương là hạn gì? Cúng giải hạn Diêm Vương có phải mê tín dị đoan? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng giải hạn bị phạt bao nhiêu?
- Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mới nhất 2025 ra sao?
- Mẫu lời chúc sinh nhật bản thân tạo động lực, khích lệ? Có được nghỉ phép hưởng nguyên lương vào ngày sinh nhật?
- Mẫu văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về bạn cùng bàn? Quy định về những phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp?
- Link điều tra dư luận xã hội về dạy thêm học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT? Đối tượng, thời gian điều tra thế nào?