Nếu người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất chết tại cơ sở lưu trú thì sao?
- Nếu người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất chết tại cơ sở lưu trú thì sao?
- Muốn nhận tử thi của người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất chết tại cơ sở lưu trú thì phải làm gì?
- Trường hợp người lưu trú chết và đã hỏa táng thì nhận tro cốt như thế nào?
Nếu người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất chết tại cơ sở lưu trú thì sao?
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh như sau:
Giải quyết trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết
1. Trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú chết tại cơ sở lưu trú thì cơ sở lưu trú phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để xác định nguyên nhân chết. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc bằng fax cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này (trường hợp người lưu trú là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú chỉ phải thông báo cho Bộ Ngoại giao) và thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có) biết để phối hợp, giải quyết. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú có trách nhiệm tổ chức mai táng; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong việc mai táng. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết đề nghị được nhận tử thi về an táng và tự chịu chi phí thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không có đề nghị xin nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú tổ chức mai táng tử thi, chi phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp, gồm: Tiền mua 01 quan tài bằng gỗ thường, 01 bộ quần áo thường, 04 m2 vải liệm, hương, nến, cồn vệ sinh và các khoản tiền chi phí khác tương đương 100 kg gạo tẻ loại trung bình.
Cơ sở lưu trú có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị khai tử cho người nước ngoài chết tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lưu trú chết tại cơ sở lưu trú thì cơ sở lưu trú phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để xác định nguyên nhân chết.
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc bằng fax cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 65/2020/NĐ-CP (trường hợp người lưu trú là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú chỉ phải thông báo cho Bộ Ngoại giao) và thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có) biết để phối hợp, giải quyết.
+ Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú có trách nhiệm tổ chức mai táng;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong việc mai táng.
+ Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết đề nghị được nhận tử thi về an táng và tự chịu chi phí thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 Nghị định 65/2020/NĐ-CP.
Nếu người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biên pháp trục xuất chết tại cơ sở lưu trú thì sao? (Hình từ Internet)
Muốn nhận tử thi của người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất chết tại cơ sở lưu trú thì phải làm gì?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp người lưu trú chết hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết mà thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đề nghị được nhận tử thi về an táng.
Thủ tục nhận tử thi của người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành án phạt trục xuất chết tại cơ sở lưu trú như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi làm xong các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 65/2020/NĐ-CP, phải có đơn đề nghị viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 65/2020/NĐ-CP.
Sau đó gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất) hoặc gửi cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người lưu trú là người bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất) để xem xét, quyết định.
Bước 2: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đơn đề nghị, Thủ trưởng các cơ quan nêu tại khoản 1 Điều này phải quyết định việc cho hay không cho nhận tử thi và thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị.
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất, người lưu trú bị xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất) và các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 65/2020/NĐ-CP về việc cho nhận tử thi hoặc không cho nhận tử thi khi có căn cứ cho rằng việc nhận tử thi ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
Bước 3: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo cho nhận tử thi, các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 65/2020/NĐ-CP, cơ sở lưu trú và người có đơn đề nghị phải tiến hành việc giao, nhận tử thi, tiền, tài sản hợp pháp của người lưu trú (nếu có) và phải lập biên bản, có chữ ký của bên giao, nhận và người chứng kiến;
Hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức mai táng tử thi theo quy định tại Điều 14 Nghị định 65/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người lưu trú chết và đã hỏa táng thì nhận tro cốt như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 và khoản 5 Điều 15 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết trường hợp người lưu trú hoặc con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú chết
...
4. Việc giải quyết cho nhận hài cốt người chết chỉ được thực hiện sau 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp hỏa táng, thì có thể giải quyết cho nhận tro cốt kể từ khi hoàn tất việc hỏa táng. Người đề nghị nhận hài cốt, tro cốt phải có đơn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi an táng người lưu trú để xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải quyết định việc cho nhận hài cốt, tro cốt và phải thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ thi hành án và Tòa án đã ra quyết định thi hành án (đối với người lưu trú thi hành án phạt trục xuất), Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất (đối với người lưu trú là người bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là trục xuất) và các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này về việc cho nhận hoặc không cho nhận hài cốt, tro cốt khi có căn cứ cho rằng việc nhận hài cốt, tro cốt ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
5. Việc bảo quản, vận chuyển tử thi, tro cốt, hài cốt người chết do người có đơn đề nghị hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế nơi người đó làm việc chịu trách nhiệm và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý y tế; vệ sinh môi trường; phòng, chống bệnh truyền nhiễm và kiểm dịch y tế qua biên giới và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp người lưu trú chết và đã được hỏa táng, thì có thể giải quyết cho nhận tro cốt kể từ khi hoàn tất việc hỏa táng.
Người đề nghị nhận hài cốt, tro cốt phải có đơn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 65/2020/NĐ-CP gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi an táng người lưu trú để xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?