Nếu hàng hóa có khuyết tật thì bên nhập khẩu hàng hóa hay bên bán lại hàng hóa phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi?
- Nếu hàng hóa có khuyết tật thì bên nhập khẩu hàng hóa hay bên bán lại hàng hóa phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi?
- Tổ chức nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào được quyền xử phạt hành chính nếu tổ chức nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật?
Nếu hàng hóa có khuyết tật thì bên nhập khẩu hàng hóa hay bên bán lại hàng hóa phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi?
Căn cứ Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:
a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
đ) Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;
4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.
Chiếu theo quy định này, khi hàng hóa có khuyết tật thì bên nhập khẩu hàng hóa sẽ phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa.
Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật (hình từ Internet)
Tổ chức nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định;
b) Không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, nếu cá nhân nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt này chỉ áp dụng trong trường hợp cá nhân nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật.
Đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Đồng thời, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật còn bị buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đã nhập khẩu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp nào được quyền xử phạt hành chính nếu tổ chức nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật?
Căn cứ Điều 81 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức phạt tối đa khi tổ chức nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật là 60.000.000 đồng (thấp hơn mức phạt tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lần lượt được quyền xử phạt là 100.000.000 đồng và 200.000.000 đồng (theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh được quyền xử phạt tổ chức nhập khẩu hàng hóa không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?