Nếu doanh nghiệp không xử lý nợ công đoàn thì có được giải thể không? Có thể khởi kiện tại cơ quan nào khi doanh nghiệp giải thể mà không tiến hành thanh lý hết khoản nợ công đoàn?

Xin tư vấn dùm nếu doanh nghiệp nợ kinh phí công đoàn, vậy nếu doanh nghiệp giải thể có phải truy thu lại kinh phí công đoàn không? Nếu doanh nghiệp không đóng thì có được giải thể không? Và có bị xử lý gì không?

Nếu doanh nghiệp không xử lý nợ công đoàn thì có được giải thể không?

(1) Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau

- Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

+ Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

- Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

(2) Căn cứ Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp như sau:

- Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:

+ Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

- Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

- Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, nếu doanh nghiệp không tiến hành thanh lý hết các khoản nợ sẽ không thể tiến hành giải thể theo quy định của luật. Trường hợp doanh nghiệp làm hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo dẫn đến việc giải thể thành công thì Công đoàn vẫn có thể tiến hành khởi kiện những người được liệt kê ở Khoản 2 Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 để yêu cầu họ thanh toán các khoản nợ còn thiếu.

Nếu Doanh nghiệp không xử lý nợ công đoàn thì có được giải thể không?

Nếu Doanh nghiệp không xử lý nợ công đoàn thì có được giải thể không?

Có thể khởi kiện tại cơ quan nào khi doanh nghiệp giải thể mà không tiến hành thanh lý hết khoản nợ công đoàn?

Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

+ Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

- Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết trong trường hợp này.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

"5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác;"

Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc xử lý nợ công đoàn khi giải thể doanh nghiệp.

Nợ công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nếu doanh nghiệp không xử lý nợ công đoàn thì có được giải thể không? Có thể khởi kiện tại cơ quan nào khi doanh nghiệp giải thể mà không tiến hành thanh lý hết khoản nợ công đoàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nợ công đoàn
2,164 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nợ công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nợ công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào