Nếu để tài sản của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị phá hủy, bị mất thì ai phải chịu hoàn toàn trách nhiệm?

Nhân viên thường trực bảo vệ có các quyền hạn gì? Nếu để tài sản của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị phá hủy, bị mất thì ai phải chịu hoàn toàn trách nhiệm? - câu hỏi của anh Hiếu (Bình Dương)

Nhân viên thường trực bảo vệ Viện kiểm sát nhân dân có các quyền hạn gì?

Theo Điều 6 Quy định 565/QyĐ-VKS năm 2020 về công tác thường trực bảo vệ Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhân viên thường trực bảo vệ có các quyền hạn như sau:

- Tuần tra tất cả các vị trí trong Cơ quan; khi phát hiện dấu hiệu vi phạm an toàn, trật tự được quyền kiểm tra giấy tờ đối với người, hàng hóa, phương tiện ra, vào Cơ quan;

Nếu phát hiện người đột nhập vào Cơ quan phải thực hiện biện pháp nghiệp vụ bảo vệ để khống chế đối tượng, đồng thời báo cáo ngay lãnh đạo Văn phòng, kịp thời thông báo và phối hợp với Công an phường, Công an quận tại địa bàn để giải quyết.

- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan Công an để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn vi phạm nội quy bảo vệ Cơ quan; kịp thời đề xuất biện pháp xử lý.

- Xử lý các phương tiện cố tình để không đúng quy định bằng hình thức khóa bánh xe (xe máy, xe đạp...) hoặc đặt giây nhắc nhở trên kính xe (xe ô tô) và thông báo cho chủ phương tiện biết, rút kinh nghiệm, không lặp lại vi phạm.

- Không cho phép mang vật tư, tài sản ra, vào Cơ quan khi chưa có đủ giấy tờ hợp lệ, trường hợp không chấp hành thì lập biên bản tạm giữ và kịp thời báo cáo lãnh đạo Văn phòng; ngăn chặn, không cho mang vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, chất độc hại vào Cơ quan.

Nếu để tài sản của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị phá hủy, bị mất thì ai phải chịu hoàn toàn trách nhiệm?

Theo Điều 7 Quy định 565/QyĐ-VKS năm 2020 về công tác thường trực bảo vệ Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Trách nhiệm của nhân viên thường trực bảo vệ
1. Nhân viên thường trực bảo vệ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại Điều 5 và Điều 6 của Quy định này.
2. Trong ca trực, nếu để tài sản của Cơ quan bị phá hủy, bị mất thì nhân viên ca trực đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Theo quy định trong ca trực, nếu để tài sản của Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị phá hủy, bị mất thì nhân viên ca trực đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

công tác thường trực bảo vệ

Nếu để tài sản của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị phá hủy, bị mất thì ai phải chịu hoàn toàn trách nhiệm? (Hình từ internet)

Nhiệm vụ cụ thể của thường trực bảo vệ Viện kiểm sát nhân dân được quy định thế nào?

Theo Điều 5 Quy định 565/QyĐ-VKS năm 2020 quy định về nhiệm vụ cụ thể của thường trực bảo vệ như sau:

Nhiệm vụ của thường trực bảo vệ
Bố trí thường trực bảo vệ trực theo ca liên tục 24h/24h trong ngày; mỗi ca trục có từ 02 nhân viên bảo vệ trở lên, có Trưởng ca trực điều hành chung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên bảo vệ trong ca trực. Nhiệm vụ cụ thể của thường trực bảo vệ như sau:
1. Quản lý việc ra, vào Cơ quan; kiểm tra giấy tờ, ghi sổ theo dõi, phát và thu thẻ khách khi khách ra, vào Cơ quan; hướng dẫn việc đi lại của khách trong Cơ quan.
2. Đối với khách đến thăm, làm việc với lãnh đạo VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ lịch làm việc Tuần để chỉ dẫn địa điểm làm việc cho khách và báo với Bộ phận tham mưu tổng hợp thuộc Văn phòng để báo cho lãnh đạo VKSND Thành phố Hồ Chí Minh biết.
3. Ghi chép đầy đủ diễn biến và các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ đã thực hiện trong ca trực; tổ chức bàn giao giữa hai ca trực, nội dung bàn giao phải được ghi đầy đủ trong sổ bàn giao ca trực và ký giao, nhận.
4. Sau khi hết giờ làm việc buổi chiều phải kiểm tra toàn bộ trụ sở Cơ quan, các Phòng làm việc, nếu phát hiện những sai sót của đơn vị như: không khóa cửa phòng làm việc; không tắt các thiết bị điện (điều hòa, máy vi tính, quạt, bóng đèn,...) phải có biện pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo an toàn; đồng thời thông báo cho đơn vị chủ quản biết đế xử lý, rút kinh nghiệm.
5. Bật hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ công tác bảo vệ ban đêm: từ 18 giờ 00 phút hôm trước và tắt vào 05 giờ 30 phút hôm sau.
6. Hướng dẫn, nhắc công chức, người lao động và khách đến Cơ quan để phương tiện, như: ô tô, xe máy, xe đạp... đúng nơi quy định, bảo đảm an toàn, mỹ quan.
7. Đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, thường trực bảo vệ hướng dẫn công dân tới nơi tiếp dân để được tiếp; trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người phải thông báo ngay với Công an phường và Công an quận tại địa bàn để được hỗ trợ bảo đảm an ninh, trật tự; đồng thời báo cáo ngay với lãnh đạo Văn phòng và đơn vị có liên quan đến vụ, việc để phối hợp giải quyết.
8. Tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy
a) Nhân viên bảo vệ là lực lượng nòng cốt trong tổ chức phòng cháy và chữa cháy của Cơ quan. Khi có cháy, nổ xảy ra phải tổ chức chữa cháy kịp thời; đồng thời thông báo ngay cho Đội phòng; cháy, chữa cháy Cơ quan VKSND Thành phố Hồ Chí Minh và Công an phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh;
b) Thường xuyên phối hợp với Bộ phận hành chính, quản trị thuộc Văn phòng kiểm tra hệ thống cứu hỏa và các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ trang bị cho phòng cháy và chữa cháy; khi phát hiện trang thiết bị hư hỏng phải đề xuất lãnh đạo Văn phòng để sửa chữa, thay thế kịp thời. Nhân viên bảo vệ phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng và chữa cháy;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy; giữ gìn trật tự công cộng và quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy,...; tham gia đầy đủ các đợt kiểm tra, tập huấn về phòng cháy, chữa cháy do Cơ quan tổ chức hoặc các cơ quan chức năng tổ chức;
9. Bảo đảm cảnh quan khu vực cổng Cơ quan và phòng thường trực bảo vệ vệ sinh, sạch đẹp;
10. Thực hiện những nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Văn phòng giao.
Viện kiểm sát nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai?
Pháp luật
Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là ngày bao nhiêu? Viện kiểm sát nhân dân thực hiện những chức năng nào?
Pháp luật
Khi phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm thì VKS làm Báo cáo hay Thông báo phát hiện vi phạm?
Pháp luật
Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân do ai quyết định thành lập?
Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Viên chức Viện kiểm sát có thời gian công tác trong năm từ bao nhiêu tháng thì thực hiện việc xếp loại chất lượng viên chức?
Pháp luật
Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Cá nhân đã được tặng Bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì có được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ không?
Pháp luật
Bảng lương ngành tòa án, viện kiểm sát năm 2024 thế nào? Bảng lương ngành tòa án, viện kiểm sát từ 01/7/2024 được xây dựng theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do cơ quan nào chịu trách nhiệm lập dự toán và quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân
454 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viện kiểm sát nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào