Nếu có hành vi săn bắt bò rừng và thỏ vằn, bị xử phạt hành chính như thế nào? Mức phạt quy định là bao nhiêu?
Danh mục động vật rừng quý hiếm bao gồm mấy nhóm?
Theo Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:
- Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
+ Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
+ Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
Động vật rừng quý hiếm
Bò rừng và thỏ vằn có thuộc loại động vật rừng quý hiếm không và thuộc trong nhóm nào?
Về Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chị có thể tham khảo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Theo đó, bò rừng và thỏ vằn là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục I Nghị định 84/2021/NĐ-CP, thuộc vào nhóm IB của nhóm I tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như ở trên có đề cập đến.
Với thông tin chị cung cấp, chị dự định kinh doanh các mặt hàng bò rừng, heo rừng, thỏ vằn,...thì trong các loài trên thì có bò rừng và thỏ vằn thuộc trong nhóm IB (Theo Danh mục ban hành kèm Nghị định 84/2021/NĐ-CP). Như vậy, nếu như chị kinh doanh 02 loại mặt hàng này thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nếu có hành vi săn bắt bò rừng và thỏ vằn bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:
"Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.
1a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
..."
Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì người nào có hành vi săn bắt trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì sẽ tùy theo từng mức độ sẽ có các mức xử phạt hành chính khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?