Nếu Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì sao?
- Nếu Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì sao?
- Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của ai?
- Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nếu Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì sao?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 6 Quy định 67-QĐ/TW năm 2022 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Quyền hạn của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
...
5. Yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ và các cơ quan chức năng của địa phương trong quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, cấp uỷ các cấp quản lý thì kịp thời báo cáo cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp uỷ quản lý cán bộ đó để chỉ đạo xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ, uỷ ban kiểm tra thuộc cấp uỷ quản lý cán bộ đó để kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng. Trường hợp phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định, đồng thời báo cáo thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ và Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, thi hành án, nếu phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển.
...
Như vậy, trường hợp Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định, đồng thời báo cáo thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ và Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, thi hành án, nếu phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển.
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của ai?
Căn cứ vào Điều 14 Quy định 67-QĐ/TW năm 2022 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh như sau:
Quan hệ công tác
1. Với Ban Chỉ đạo Trung ương: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định.
2. Với Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương (Ban Nội chính Trung ương): Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc của Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.
3. Với ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ theo quy định.
4. Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh uỷ, thành uỷ, các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh, thành uỷ: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh uỷ, thành uỷ, các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh uỷ, thành uỷ, các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ chấp hành sự chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; định kỳ, đột xuất báo cáo với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
5. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở Trung ương trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với các cơ quan, tổ chức của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trong chỉ đạo triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
Trường hợp ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khác với ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương trong việc phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực thì các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương; Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo đầy đủ việc phát hiện, xử lý vụ án, vụ việc với Ban Chỉ đạo Trung ương.
6. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trao đổi thông tin cần thiết với các cơ quan, tổ chức; mời đại diện các cơ quan, tổ chức của địa phương tham dự các hội nghị có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Như vậy, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh:
- Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định.
- Chịu sự hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc của Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.
- Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ theo quy định.
Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 7 Quy định 67-QĐ/TW năm 2022 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh như sau:
- Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và giải quyết các công việc phát sinh giữa hai phiên họp của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
- Giải quyết hoặc kiến nghị Ban Chỉ đạo cấp tỉnh giải quyết các đề xuất, kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
- Quyết định việc sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và phương tiện của các cơ quan, tổ chức có liên quan của địa phương để phục vụ nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khi cần thiết.
- Chỉ đạo về chủ trương, định hướng xử lý đối với một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Khi cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật;
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ và các cơ quan chức năng của địa phương trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ở địa phương kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi có căn cứ cho rằng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc không đủ năng lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được giao.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để tham mưu, đề xuất ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương, kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương và kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?