Nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái? Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có phải công chứng không?

Cho tôi hỏi nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái? Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có phải công chứng không? Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái như thế nào? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tặng cho hay để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho con cái thực chất là cùng là hình thức chuyển quyền sử dụng đất, tức là chuyển giao quyền sử dụng đất từ ba, mẹ sang con cái.

Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định pháp luật còn tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những hình thức tặng cho tài sản mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Vì cùng là những hình thức chuyển quyền sử dụng đất nên tặng cho và để lại thừa kế là quyền sử dụng đất có một số điểm chung như sau:

(1) Điều kiện để tặng cho và để lại thừa kế là quyền sử dụng đất cho con cái

Ba, mẹ muốn tặng cho hay để lại thừa kế là quyền sử dụng đất cho con cái phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

- Có đủ điều kiện quy định tại các Điều 189 Luật Đất đai 2013, Điều 190 Luật Đất đai 2013, Điều 191 Luật Đất đai 2013, Điều 192 Luật Đất đai 2013, Điều 193 Luật Đất đai 2013 và Điều 194 Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, việc tặng cho và để lại thừa kế là quyền sử dụng đất cho con cái phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

(2) Nộp thuế, lệ phí trước bạ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc tặng cho hay để lại thừa kế là quyền sử dụng đất giữa ba, mẹ và con cái được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, đất được nhận thừa kế hay tặng cho giữa ba, mẹ và con cái thuộc đối tượng được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP.

Vậy ba mẹ nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái?

* Ưu điểm, hạn chế của việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất cho con cái

Trường hợp di sản thừa kế được chia theo pháp luật sẽ đảm bảo được sự công bằng giữa các con, tránh những mâu thuẩn hay bất hòa không đáng có còn khi di sản thừa kế được chia chúc, nghĩa là di sản được chia theo nguyện vọng và mong muốn riêng của ma, mẹ, nội dung cũng như hình thức của di chúc cũng phải thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định, ngoài ra khi để lại thừa kế theo di chúc, ba, mẹ có thể sửa đổi nội dung hoặc thay di chúc theo mong muốn.

Tuy nhiên việc để lại thừa kế là quyền sử dụng đất cho con thông qua di chúc rất dễ xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp có nhiều con cái sau khi di chúc được công bố.

* Ưu điểm, hạn chế của tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái

Như đã phân tích, ba mẹ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất nếu thỏa mãn các điều kiện theo pháp luật quy định, không bị hạn chế và khi tặng cho, ba mẹ có quyền lập hợp đồng tặng cho có điều kiện kèm theo như là con cái phải phụng dưỡng cha mẹ,..., trường hợp con cái không thực hiện đúng theo những điều kiện đã cam kết, ba mẹ có quyền hủy hợp đồng tặng cho và tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác.

Việc tặng cho có thể hoàn thành trong thời gian ngắn, con cái có thể nhận được tài sản trong lúc cha, mẹ còn sống. Đây là điểm khác biệt với việc để lại quyền sử dụng đất cho con thông qua thừa kế, tức là khi ba mẹ mất thì nội dung thực hiện chia thừa kế theo di chúc hay pháp luật mới có hiệu lực.

Tuy nhiên trường hợp có nhiều con cái thì việc tặng do di sản có thể gây ra những mâu thuẩn, bất hòa không đáng có giữa các thành viên trong gia đình.

Việc để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, việc lựa chọn phương thức nào phụ thuộc vào nguyện vọng, mong muốn thực tế của ba, mẹ.

Nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái? Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có phải công chứng không?

Nên để lại thừa kế hay tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái? (Hình từ Internet)

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái có phải công chứng không?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
...

Theo đó, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái phải được công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái như thế nào?

Hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Dưới đây là mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mang tính chất tham khảo:

TẢI VỀ MẪU HỢP ĐỒNG

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT  VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,087 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào