Năng lượng nguyên tử được pháp luật định nghĩa như thế nào? Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Nhà nước có chính sách gì không?

Xin hỏi năng lượng nguyên tử là gì? Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Nhà nước có chính sách gì không? Trách nhiệm của Nhà nước trong trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được quy định như thế nào? Ngoài ra, cơ quan an toàn bức xạ có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Mong được giải đáp thắc mắc! Xin cảm ơn!

Năng lượng nguyên tử là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 định nghĩa năng lượng nguyên tử như sau:

"1. Năng lượng nguyên tử là năng lượng được giải phóng trong quá trình biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc."

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 định nghĩa hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như sau:

"2. Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử."

Năng lượng nguyên tử là gì?

Năng lượng nguyên tử là gì?

Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Nhà nước có chính sách gì không?

Tại Điều 5 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như sau:

- Đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung đầu tư phát triển điện hạt nhân, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển điện hạt nhân.

- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đào tạo nhân lực để bảo đảm an toàn, an ninh cho các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội ở khu vực có nhà máy điện hạt nhân.

- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển điện hạt nhân.

Trách nhiệm của Nhà nước trong trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo phân công của Chính phủ.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo phân cấp của Chính phủ.

Cơ quan an toàn bức xạ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Điều 8 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân như sau:

Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;

- Tổ chức việc khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo thẩm quyền;

- Thẩm định và tổ chức thẩm định an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, tạm dừng công việc bức xạ theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm dừng vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân khi phát hiện các yếu tố không an toàn;

- Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân theo quy định của pháp luật;

- Tham gia ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo thẩm quyền;

- Xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;

- Tổ chức và phối hợp tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;

- Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

Năng lượng nguyên tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Năng lượng nguyên tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kế hoạch ứng phó sự cố với cơ sở đăng ký dịch vụ hỗ trợ năng lượng nguyên tử được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ là gì? Vi phạm quy định về lưu giữ và thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải dựa trên nguyên tắc gì?
Pháp luật
Thời kỳ quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử là bao nhiêu năm theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Những đối tượng nào phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường khi được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ?
Pháp luật
Các bước lập, xây dựng nội dung hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử năm 2022?
Pháp luật
Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử khi bị rách gồm có những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử là mẫu nào?
Pháp luật
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử khi đáp ứng đủ những điều kiện nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Năng lượng nguyên tử
3,261 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Năng lượng nguyên tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Năng lượng nguyên tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào