Năng lực số là gì? Mục đích sử dụng Khung năng lực số cho người học? Khung năng lực số cho người học gồm mấy miền năng lực?

Năng lực số được hiểu là gì? Mục đích sử dụng Khung năng lực số cho người học là gì theo quy định? Khung năng lực số cho người học bao gồm bao nhiêu miền năng lực theo quy định Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT?

Năng lực số là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Giải pháp công nghệ là tập hợp các công cụ kỹ thuật có liên quan (phần mềm, phần cứng) hoặc dịch vụ hoặc kết hợp để giải quyết vấn đề đặt ra.
9. Môi trường có cấu trúc là một không gian hoặc hệ thống trong đó các yếu tố, thành phần hoặc dữ liệu được tổ chức và sắp xếp theo một cách rõ ràng và có quy tắc, giúp dễ dàng tìm kiếm, truy cập và xử lý.
10. Môi trường số là không gian ảo, nơi các hoạt động, dữ liệu, thông tin và nội dung được tạo ra, lưu trữ và trao đổi thông qua công nghệ số, như mạng Internet, phần mềm và các nền tảng trực tuyến.
11. Năng lực số là khả năng sử dụng công nghệ số để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể hoặc để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
12. Nghi thức số là tập hợp các quy tắc, chuẩn mực và hành vi ứng xử phù hợp trong môi trường số, bao gồm giao tiếp qua mạng Internet, sử dụng mạng xã hội, email, ứng dụng và các nền tảng trực tuyến.
13. Nội dung số là nội dung tồn tại dưới dạng dữ liệu số được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số có thể đọc được và có thể được tạo, xem, phân phối, sửa đổi và lưu trữ bằng máy tính và công nghệ kỹ thuật số.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì năng lực số được hiểu là khả năng sử dụng công nghệ số để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể hoặc để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

Năng lực số là gì? Mục đích sử dụng Khung năng lực số cho người học? Khung năng lực số cho người học gồm mấy miền năng lực?

Năng lực số là gì? Mục đích sử dụng Khung năng lực số cho người học? Khung năng lực số cho người học gồm mấy miền năng lực? (Hình từ Internet)

Mục đích sử dụng Khung năng lực số cho người học là gì?

Mục đích sử dụng Khung năng lực số được nêu tại Điều 3 Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học.

- Làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học.

- Bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

Khung năng lực số cho người học gồm mấy miền năng lực?

Căn cứ vào Mục A Khung năng lực số cho người học ban hành kèm theo Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:

A. Cấu trúc Khung năng lực số cho người học
1. Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc.
2. Khái quát các miền năng lực
(I) Khai thác dữ liệu và thông tin: Tập trung vào khả năng tìm kiếm, lọc, đánh giá và quản lý dữ liệu, thông tin, cũng như nội dung số; bao gồm các kỹ năng xác định nguồn thông tin đáng tin cậy, tổ chức dữ liệu một cách hiệu quả và sử dụng chúng để hỗ trợ ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề trong môi trường số.
(II) Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số: Nhấn mạnh khả năng sử dụng công nghệ số để tương tác, chia sẻ thông tin, làm việc nhóm và tham gia các cộng đồng trực tuyến; bao gồm các kỹ năng như giao tiếp hiệu quả qua các kênh số, tôn trọng đa dạng văn hóa, quản lý danh tính số và thúc đẩy hợp tác trong môi trường kỹ thuật số.
(III) Sáng tạo nội dung số: Tập trung vào khả năng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ nội dung số; bao gồm các kỹ năng như phát triển nội dung mới, áp dụng bản quyền và giấy phép, lập trình cơ bản và tích hợp kiến thức từ nhiều nguồn để tạo ra sản phẩm số phù hợp và sáng tạo.
(IV) An toàn: Tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu, thiết bị, sức khỏe và môi trường số; bao gồm các kỹ năng như bảo mật thông tin cá nhân, quản lý rủi ro mạng, sử dụng công nghệ số an toàn, bảo đảm sức khỏe tâm lý và thể chất khi tương tác trong môi trường số và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường kỹ thuật số.
(V) Giải quyết vấn đề: Tập trung vào khả năng tư duy phản biện và sáng tạo để xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề trong môi trường số; bao gồm các kỹ năng như khắc phục sự cố kỹ thuật, học hỏi công nghệ mới, điều chỉnh nhu cầu số để đạt mục tiêu và sử dụng công nghệ để đổi mới hoặc giải quyết các thách thức thực tiễn.
(VI) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Tập trung vào việc hiểu, sử dụng và đánh giá các công cụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có đạo đức và trách nhiệm; gồm các kỹ năng như nhận biết cách AI hoạt động, áp dụng AI vào các nhiệm vụ thực tiễn, đánh giá tác động đạo đức và xã hội của AI và bảo đảm việc sử dụng AI một cách minh bạch, công bằng và có trách nhiệm.

Như vậy, Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc.

Khung năng lực số
Năng lực số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cấu trúc Khung năng lực số cho người học được quy định như thế nào? Sử dụng Khung năng lực số cần đáp ứng mục đích gì?
Pháp luật
Năng lực số là gì? Mục đích sử dụng Khung năng lực số cho người học? Khung năng lực số cho người học gồm mấy miền năng lực?
Pháp luật
Thông tư 02 quy định về Khung năng lực số cho người học áp dụng với những đối tượng nào? Khung năng lực số gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khung năng lực số
20 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào