Muốn tổ chức đào tạo thường xuyên thì cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng điều kiện nào?
- Muốn tổ chức đào tạo thường xuyên thì cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng điều kiện nào?
- Thời gian đào tạo chương trình đào tạo thường xuyên trong đó thời gian thực học thực hành nghề chiếm tối thiểu bao nhiêu phần trăm tổng thời gian khóa học?
- Thời gian học mỗi buổi tối đối với chương trình đào tạo thường xuyên tối đa bao nhiêu giờ?
Muốn tổ chức đào tạo thường xuyên thì cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên
1. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
a) Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.
b) Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.
2. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
a) Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
b) Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 và 5 của Thông tư này;
c. Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
d) Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.
Đối chiếu quy định trên, đối với cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp muốn tổ chức đào tạo thường xuyên cần đáp ứng điều kiện sau đây:
- Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
- Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 và 5 của Thông tư này;
- Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
- Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.
Đào tạo thường xuyên (Hình từ Internet)
Thời gian đào tạo chương trình đào tạo thường xuyên trong đó thời gian thực học thực hành nghề chiếm tối thiểu bao nhiêu phần trăm tổng thời gian khóa học?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.
Đối chiếu quy định trên, thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên bao gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.
Thời gian học mỗi buổi tối đối với chương trình đào tạo thường xuyên tối đa bao nhiêu giờ?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian và kế hoạch đào tạo
...
2. Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.
3. Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.
4. Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, thời gian học mỗi buổi tối đối với các chương trình đào tạo thường xuyên tối đa là 05 giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?