Muốn thành lập đơn vị hành chính cần đảm bảo điều kiện gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Muốn thành lập đơn vị hành chính cần đảm bảo điều kiện gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
...
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Căn cứ theo quy định trên để thành lập một đơn vị hành chính cần đảm bảo điều kiện sau:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Muốn thành lập đơn vị hành chính cần đảm bảo điều kiện gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền thành lập các đơn vị hành chính thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, thẩm quyền thành lập các đơn vị hành chính được phân định như sau:
- Đối với thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh: thẩm quyền quyết định thành lập thuộc về Quốc hội.
- Đối với thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: thẩm quyền quyết định thành lập thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trình tự, thủ tục thành lập đơn vị hành chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về trình tự, thủ tục thành lập đơn vị hành chính như sau:
- Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hồ sơ đề án thành lập đơn vị hành chính gồm có:
+ Tờ trình về việc thành lập đơn vị hành chính;
+ Đề án về việc thành lập đơn vị hành chính;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa dùng cho phương tiện chưa khai thác mới nhất theo Thông tư 60?
- Quyết định 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội? Tải về?
- Người bị kiểm tra xác minh có bị tạm hoãn xuất cảnh không? Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh?
- Hà Nội gặp mặt Cựu Chiến binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 2025?
- Nội quy lao động đã được niêm yết công khai nhưng NLĐ không thấy và vi phạm thì có bị xử lý kỷ luật?