Mức trần học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cần đảm bảo những gì?
- Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào?
- Mức trần học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cần đảm bảo những gì?
- Quy định về học phí giáo dục nghề nghiệp tính theo tín chỉ, mô-đun ra sao?
Mức trần học phí năm học 2021 đến 2026 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Về mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, ta căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định như sau::
Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 - 2021, cụ thể như sau:
- Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
- Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
Mức trần học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cần đảm bảo những gì?
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định thì:
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:
Căn cứ danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, mức trần học phí được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật và được tính theo lộ trình đến năm học 2025 - 2026. Mức trần học phí như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan
- Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao (kể cả chương trình chuyển giao từ nước ngoài đối với giáo dục nghề nghiệp) các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động quyết định mức học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật bảo đảm đủ bù đắp chi phí đào tạo, có tích luỹ và thực hiện việc công khai trước khi tuyển sinh;
- Đối với các chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên mức học phí tối đa không quá 2,5 lần so với mức học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với mức trần học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ năm 2021-2022 được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP
Từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026 có quy định từng số liệu cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Quy định về học phí giáo dục nghề nghiệp tính theo tín chỉ, mô-đun ra sao?
Tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về việc thu học phí theo tín chỉ, mô-đun như sau:
- Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế
- Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, minh bạch với người học
- Trường hợp học văn bằng 2 chỉ phải đóng học phí của các tín chỉ, mô-đun thực học theo chương trình đào tạo.
Như vậy, ngoài việc quy định về mức trần học phí theo năm học từ năm 2021 đến năm 2026 thì còn quy định về mức thu học phí theo tín chỉ, mô-đun của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?