Mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như thế nào?

Phổ cập dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như thế nào? Việc phát triển hạ tầng số thông qua tích hợp dịch vụ mạng 5G đối với điện thoại di động thực hiện như thế nào theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia?

Mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như thế nào?

Mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như thế nào, căn cứ Mục II Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ về các mục tiêu cơ bản trong việc phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số như sau:

(1) Mục tiêu cơ bản đến năm 2025 đối với việc phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số gồm:

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;

- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

(2) Mục tiêu cơ bản đến năm 2030 phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;

- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Như vậy, theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam.

Mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như thế nào?

Mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc phát triển hạ tầng số thông qua tích hợp dịch vụ mạng 5G đối với điện thoại di động thực hiện ra sao theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục IV Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định về nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số trong việc phát triển hạ tầng số như sau:

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TẠO NỀN MÓNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
...
3. Phát triển hạ tầng số
Phát triển hạ tầng số, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng, bao gồm:
a) Xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn quốc, bắt đầu từ các thành phố lớn, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện;
b) Quy hoạch lại băng tần, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; nâng cấp mạng di động 4G; sớm thương mại hóa mạng di động 5G; triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam; xây dựng quy định và lộ trình yêu cầu tích hợp công nghệ 4G, 5G đối với các sản phẩm điện thoại di động và các thiết bị Internet vạn vật (IoT) được sản xuất và nhập khẩu để lưu thông trên thị trường trong nước;
c) Mở rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet (IXP), tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX. Mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đặc biệt là phát triển các tuyến cáp quang biển, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực. Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6). Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của Việt Nam sử dụng tên miền quốc gia (.vn);
d) Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp.
...

Theo đó, việc phát triển hạ tầng số được thực hiện thông qua:

- Quy hoạch lại băng tần, phát triển hạ tầng mạng di động 5G;

- Sớm thương mại hóa mạng di động 5G;

- Triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam;

- Xây dựng quy định và lộ trình yêu cầu tích hợp công nghệ 4G, 5G đối với các sản phẩm điện thoại di động và các thiết bị Internet vạn vật (IoT) được sản xuất và nhập khẩu để lưu thông trên thị trường trong nước.

Như vậy, thông qua việc xây dựng quy định và lộ trình tích hợp dịch vụ mạng 5G đối với điện thoại di động sẽ góp phần phát triển hạ tầng số theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Lĩnh vực giáo dục có phải là lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số không?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VIII Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 thì giáo dục là một trong những lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục gồm:

- Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.

- 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.

Mạng thông tin di động 5G
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn cách bật 5G trên điện thoại android và ios? Chi tiết các bước bật 5G trên điện thoại thế nào?
Pháp luật
Khu vực có 5G Viettel tại TPHCM gồm những quận huyện nào? Vùng phủ sóng 5G Viettel 2024 như thế nào?
Pháp luật
Mạng 5G là gì? Khu vực có 5G Viettel ở Việt Nam? Danh sách các tỉnh thành có mạng 5G Viettel như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn bật 5G trên điện thoại Samsung? Dòng điện thoại Samsung nào hỗ trợ bật được 5G Viettel tại Việt Nam?
Pháp luật
Cách đăng ký 5G nhanh nhất? Cách bật 5G trên điện thoại Android và iPhone chi tiết, nhanh chóng?
Pháp luật
Danh sách địa điểm có sóng 5G toàn quốc? Chi tiết các nơi có sóng 5G của 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone?
Pháp luật
Cách kiểm tra sim có hỗ trợ 5G không? Danh sách vùng hỗ trợ 5G Viettel năm 2024 tại 63 tỉnh thành?
Pháp luật
Cách bật 5G điện thoại OPPO, Huawei, Xiaomi? Danh sách vùng phủ sóng 5G Viettel tại Việt Nam năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng 5G tại Việt Nam theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 127:2021/BTTTT về thiết bị đầu cuối mạng thông tin di động 5G độc lập phần truy nhập vô tuyến thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mạng thông tin di động 5G
520 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mạng thông tin di động 5G Chương trình Chuyển đổi số quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mạng thông tin di động 5G Xem toàn bộ văn bản về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào