Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là gì? Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?
Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP về mục tiêu hoạt động như sau:
Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
1. Mục tiêu hoạt động:
a) Kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nước giao;
b) Giữ vai trò trung tâm để phát triển Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; sản xuất, kinh doanh điện năng, tư vấn điện là ngành, nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả;
c) Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
...
Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có những mục tiêu hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Trong đó có mục tiêu kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nước giao.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Hình từ Internet)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về ngành, nghề kinh doanh như sau:
Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
...
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính:
- Chế tạo thiết bị điện, đầu tư kinh doanh cơ khí điện lực;
- Xây lắp các công trình điện;
- Dịch vụ tự động hóa và điều khiển; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, triển khai, tư vấn và đào tạo) trong và ngoài nước, quản lý hệ thống viễn thông dùng riêng;
- Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện;
- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt, trang bị bảo hộ lao động;
- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công công trình viễn thông - công nghệ thông tin, các công trình công nghiệp và dân dụng;
- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn mà Nhà nước giao cho EVN đối với các công trình điện;
- Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài;
- Cho thuê văn phòng (hoạt động kinh doanh tại trụ sở EVN, số 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội).
c) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, EVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề chính và những ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 nêu trên.
Và tùy thuộc vào từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, EVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Vốn điều lệ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là bao nhiêu?
Theo Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về vốn điều lệ của EVN như sau:
Vốn điều lệ của EVN
1. Vốn điều lệ của EVN đến hết năm 2018 là 205.390 tỷ đồng (hai trăm lẻ năm nghìn, ba trăm chín mươi tỷ đồng),
2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vốn điều lệ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến hết năm 2018 là 205.390 tỷ đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?