Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới là gì? Có bao nhiêu giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn?
- Mục tiêu về việc đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới là gì?
- Có bao nhiêu giải pháp để đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Việt Nam trong tình hình mới?
- Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động để đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới được quy định như thế nào?
Mục tiêu về việc đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 về mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới gồm:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước;
+ Làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước;
+ Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.
- Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2025:
- Phấn đấu có 13,5 triệu đoàn viên công đoàn, hầu hết doanh nghiệp có 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức công đoàn; đến năm 2023 phấn đấu có 12 triệu đoàn viên.
- Phấn đấu 80% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể; đến năm 2023 đạt tỉ lệ trên 70%.
Đến năm 2030:
- Phấn đấu có 16,5 triệu đoàn viên công đoàn; nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì phần lớn người lao động được tập hợp, tham gia một số hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
- Phấn đấu 85% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.
Đến năm 2045:
Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam; 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.
Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới là gì? Có bao nhiêu giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu giải pháp để đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Việt Nam trong tình hình mới?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 về Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới được Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành bao gồm 06 giải pháp chủ yếu sau:
1. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở.
2. Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
4. Xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
6. Hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với công đoàn.
Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động để đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021 thì giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động để đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn của Việt Nam trong tình hình mới được quy định cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, triển khai các phương thức, mô hình tập hợp đoàn viên, người lao động thích ứng với tình hình mới; đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động để thu hút, tập hợp, định hướng cho công nhân, người lao động.
- Tăng cường vận động, thuyết phục để người lao động nâng cao hiểu biết, tự nguyện tham gia, thành lập, xây dựng công đoàn ở cơ sở, người sử dụng lao động bảo đảm quyền của người lao động được tham gia và hoạt động trong tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Đổi mới quy trình, thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo hướng linh hoạt, chủ động, kịp thời, thiết thực. Tập trung thành lập công đoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, nơi có đông người lao động, nơi tiềm ẩn phức tạp trong quan hệ lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?