Mục tiêu của việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an là gì? Việc huy động được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Mục tiêu của việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 169/2007/NĐ-CP quy định về mục tiêu huy động như sau:
Mục tiêu huy động
1. Khai thác, tận dụng tiềm lực khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác công an; chủ động đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; xử lý kịp thời các tình huống có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của Công an nhân dân, góp phần xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
3. Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Theo đó, việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an nhằm thực hiện những mục tiêu được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có mục tiêu khai thác, tận dụng tiềm lực khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác công an.
Đồng thời chủ động đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; xử lý kịp thời các tình huống có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an
(Hình từ Internet)
Việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Nghị định 169/2007/NĐ-CP quy định về nguyên tắc huy động như sau:
Nguyên tắc huy động
1. Tiềm lực khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có thể được Nhà nước xem xét huy động phục vụ công tác công an nhằm bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Việc huy động phải do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các Điều 13, 18, 19 và 21 Nghị định này quyết định và theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
3. Tiềm lực khoa học và công nghệ được huy động phải được sử dụng đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả.
4. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có tiềm lực khoa học và công nghệ được huy động; đền bù kịp thời, hợp lý cho tổ chức, cá nhân có tiềm lực khoa học và công nghệ được huy động.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện giúp đỡ, đóng góp tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc tiềm lực khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có thể được Nhà nước xem xét huy động phục vụ công tác công an nhằm bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Đồng thời Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có tiềm lực khoa học và công nghệ được huy động. Và đền bù kịp thời, hợp lý cho tổ chức, cá nhân có tiềm lực khoa học và công nghệ được huy động.
Phương thức huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 169/2007/NĐ-CP về phương thức huy động như sau:
Phương thức huy động
Việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua các phương thức sau:
1. Bắt buộc trong trường hợp cấp bách hoặc khi có nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Thỏa thuận giữa cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội với các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giúp đỡ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, việc huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an có thể được thực hiện bằng những phương thức như bắt buộc, thỏa thuận và tự nguyện trong những trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?