Mức phạt tiền đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia là bao nhiêu?
- Mức phạt tiền đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia là bao nhiêu?
- Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa có bao gồm cảng nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa không?
- Hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm những hoạt động nào theo quy định?
Mức phạt tiền đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia là bao nhiêu?
Đối chiếu quy định tại Điều 16 Nghị định 128/2020/NĐ-CP xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam:
Theo đó, việc nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng đến dưới 20 đơn vị sản phẩm hàng hóa;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 20 đến dưới 50 đơn vị sản phẩm hàng hóa;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 50 đến dưới 70 đơn vị sản phẩm hàng hóa;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 70 đến dưới 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa trở lên.
Đồng thời, bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia
Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm trên.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.
Mức phạt tiền đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa có bao gồm cảng nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa không?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Hải quan 2014 địa điểm làm thủ tục hải quan
Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
3. Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm cảng nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa theo quy định.
Hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm những hoạt động nào theo quy định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Hải quan 2014 thì hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:
- Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;
- Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;
- Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.
Lưu ý: Hải quan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 1 Điều 6 Luật Hải quan 2014 theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?