Mức phạt lỗi xe không chính chủ là bao nhiêu tiền? Pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp nào xử phạt lỗi điều khiển xe không chính chủ?
Đi "xe không chính chủ" xử phạt bao nhiêu tiền?
Thực tế mọi người thường gọi việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế xe là lỗi "xe không chính chủ".
Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
"4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
b) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;"
Theo đó, điều khiển xe không chính chủ sẽ không bị phạt.
Mà chỉ phạt với chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng với tổ chức là chủ xe gắn máy.
Mức phạt lỗi xe không chính chủ là bao nhiêu tiền?
Xe không chính chủ có bị tạm giữ phương tiện hay không?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
"1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.
..."
Theo đó, không đăng ký sang tên xe theo quy định chỉ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng với tổ chức, và không bị tạm giữ phương tiện.
Tuy nhiên trong trường hợp có đủ căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì công an hoàn toàn có quyền được tạm giữ phương tiện.
Cảnh sát giao thông được quyền xử phạt người tham gia giao thông về lỗi "xe không chính chủ" trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 10 điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
"9. Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, thông số kỹ thuật của phương tiện được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở lần kiểm định gần nhất (bao gồm cả trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng) hoặc được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm phương tiện để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe."
Do đó, trong trường hợp bình thường, cảnh sát giao thông không được quyền dừng xe rồi xử phạt người tham gia giao thông về lỗi "xe không chính chủ". Chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?