Mức phạt đối người điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% và không gắn phù hiệu theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức phạt đối người điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% và không gắn phù hiệu theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Có tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% không?
- Chủ xe tải có bị phạt khi xe chở hàng hóa vượt trọng tải trên 120% hay không?
Mức phạt đối người điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% và không gắn phù hiệu theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Cụ thể tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi chở hàng vượt trọng tải trên 120% như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.
Bên cạnh đó, tại điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe không gắn phù hiệu theo quy định thì bị phạt như sau:
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy, từ các quy định nêu trên đối với người điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và không gắn phù hiệu theo quy định bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Mức phạt đối người điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% và không gắn phù hiệu theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Có tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% không?
Theo điểm b khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7, điểm c khoản 8, khoản 8a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này bị tịch thu phù hiệu đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo đó, người điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Chủ xe tải có bị phạt khi xe chở hàng hóa vượt trọng tải trên 120% hay không?
Khi xe chở hàng vượt trọng tải trên 120% thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể tại điểm a khoản 12 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm o khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
12. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 24 Nghị định này;
b) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
Như vậy trên đây là mức phạt áp dụng đối với chủ xe tải, cụ thể số tiền bị phạt từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thì mức phạt tiền từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?