Mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thử việc là bao nhiêu?
Nội dung hợp đồng thử việc bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, nội dung hợp đồng thử việc được quy định như sau:
"2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc bao gồm:
- Thời gian thử việc
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023: Tại Đây
Mức lương tối thiểu phải trả cho người thử việc
Mức lương tối thiểu mà NSDLĐ phải trả cho người thử việc là bao nhiêu?
Theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
“Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Như vậy, mức lương tối thiểu mà NSDLĐ phải trả cho người thử việc là 85% mức lương chính thức của công việc đó. Trường hợp bạn đi làm thử việc và đã ứng tuyển vị trí thủ kho, nên trong thời gian thử việc bạn sẽ được nhận lương thử việc với mức tối thiểu bằng 85% mức lương của công việc thủ kho tại công ty đó.
Người lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không?
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc kết thúc thời gian thử việc như sau:
(1) Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
(2) Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo đó, trong thời gian thử việc bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Nếu NSDLĐ trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu quy định thì có bị xử phạt không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc cụ thể như sau:
"Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm những trường hợp được xem là tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong trường hợp này tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, nếu NSDLĐ trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 2- 5 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân), trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 4 - 10 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, NSDLĐ còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi vi phạm.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mức lương tối thiểu khi thử việc, mức xử phạt trong trường hợp NSDLĐ trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu mà chúng tôi cung cấp đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?