Mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng đối với Ban quản lý rừng đặc dụng là bao nhiêu? Thẩm quyền quyết định cấp kinh phí?
Mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng đối với Ban quản lý rừng đặc dụng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP về việc cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng như sau:
Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng
1. Đối tượng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng;
b) Ban quản lý rừng phòng hộ;
c) Cộng đồng dân cư;
d) Các đối tượng khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.
2. Mức kinh phí:
a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.
b) Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.
c) Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
d) Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều này là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng bình quân đối với Ban quản lý rừng đặc dụng là 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.
Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì nội dung chi kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng của Ban quản lý rừng đặc dụng như sau:
- Khoán bảo vệ rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP;
- Chi phí tiền công cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thuộc đối tượng không được hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp; thuê lao động bảo vệ rừng;
- Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng và các công cụ hỗ trợ, bảo hộ lao động cho lực lượng bảo vệ rừng;
- Hỗ trợ các lực lượng tham gia truy quét, tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ rừng;
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức ký quy ước, cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
Hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ rừng; tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư;
- Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng;
Trực ngoài giờ phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô và chi các hội nghị phục vụ công tác bảo vệ rừng;
- Hỗ trợ chi phí đi lại, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, họp với cộng đồng dân cư để triển khai hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định 58/2024/NĐ-CP;
- Thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng đối với Ban quản lý rừng đặc dụng là bao nhiêu? Thẩm quyền quyết định cấp kinh phí? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng cho Ban quản lý rừng đặc dụng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP về trình tự thực hiện cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng như sau:
Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng
...
4. Trình tự thực hiện:
a) Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, thực hiện như sau:
Căn cứ dự toán kinh phí quản lý, bảo vệ rừng được giao hằng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng trực thuộc Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp kinh phí cụ thể cho từng ban quản lý rừng tại địa phương;
Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, ban quản lý rừng lập hồ sơ và phê duyệt thiết kế, dự toán kinh phí cho nội dung chi quy định tại khoản 3 Điều này theo quy định tại các Điều 28, 30 và 32 Nghị định này.
...
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng cho Ban quản lý rừng đặc dụng bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: đối với ban quản lý rừng trực thuộc Bộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đối với ban quản lý rừng tại địa phương;
Việc cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng có được ưu tiên sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên trong ngân sách nhà nước?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 58/2024/NĐ-CP về đối tượng khoán bảo vệ rừng như sau:
Cơ chế đầu tư, hỗ trợ đầu tư
1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công:
...
b) Các hoạt động ưu tiên sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên bao gồm: bảo vệ rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 5; phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 8; bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 9; bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng theo quy định tại Điều 12; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13; hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn theo quy định tại Điều 15; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định tại Điều 16; chữa cháy rừng theo quy định tại Điều 20; trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 21; hỗ trợ trồng cây phân tán theo quy định tại Điều 23; những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
...
Như vậy, việc cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng được ưu tiên sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên trong ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?