Mức hỗ trợ trang cấp cá nhân đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định là bao nhiêu? Việc quản lý và chi kinh phí đào tạo cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Mức hỗ trợ trang cấp cá nhân đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định là bao nhiêu? Đối với Lưu học sinh Campuchia thi tuyển vào trường đại học Việt Nam thì mức kinh phí đào tạo được hưởng là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Trường từ Kiên Lương.

Việc quản lý và chi kinh phí đào tạo đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 24/2018/TT-NHNN thi việc quản lý và chị đào tạo chi phí đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Kinh phí đào tạo, hỗ trợ ban đầu và sinh hoạt phí cấp qua cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia.

- Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng Mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.

- Việc lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các quy định liên quan và Thông tư này.

- Đối với lưu học sinh học không tập trung, mức chi đào tạo tính theo tháng và số ngày thực tế (trường hợp không đủ 01 tháng) sinh viên có mặt học tập tại Việt Nam.

Mức hỗ trợ trang cấp cá nhân đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp đinh là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về mức hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết cho lưu học sinh như sau:

Hỗ trợ trang cấp ban đầu
1. Nội dung chi
a) Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu được cơ sở đào tạo cấp một lần cho một lưu học sinh để sử dụng trong cả khoá học bao gồm các vật dụng cần thiết như chăn, màn, chậu rửa, quần áo...Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, lưu học sinh không cấp lại.
b) Lưu học sinh đã được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học thì sẽ không được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi vào bậc học chính thức.
2. Định mức hỗ trợ
a) Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 4.480.000 đồng/người.
b) Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 3.580.000 đồng/người.
c) Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá 55.000 đồng/người/tháng.
3. Nguyên tắc chi
Kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu được cấp qua cơ sở đào tạo để hỗ trợ trực tiếp cho lưu học sinh.

Như vậy, mức hỗ trợ trang cấp cá nhân đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp đinh được quy đinh như sau:

- Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 4.480.000 đồng/người.

- Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 3.580.000 đồng/người.

- Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá 55.000 đồng/người/tháng.

Kinh phí hỗ trợ này sẽ được cấp qua cơ sở đào tạo để hỗ trợ trực tiếp cho lưu học sinh. Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu được cơ sở đào tạo cấp một lần cho một lưu học sinh để sử dụng trong cả khoá học bao gồm các vật dụng cần thiết như chăn, màn, chậu rửa, quần áo...Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, lưu học sinh không cấp lại.

Mức hỗ trợ trang cấp cá nhân đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp đinh là bao nhiêu

Mức hỗ trợ trang cấp cá nhân đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp đinh là bao nhiêu (Hình từ Internet)

Đối với Lưu học sinh Campuchia thi tuyển vào trường đại học Việt Nam thì mức kinh phí đào tạo được hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về thời gian đào tạo dài hạn như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định: là Hiệp định, Biên bản kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, Chính phủ Campuchia.
2. Lưu học sinh: là cán bộ, học sinh, sinh viên Lào, Campuchia vào Việt Nam học tập theo Hiệp định.
3. Đào tạo dài hạn: gồm các hệ đào tạo trung học, đại học và sau đại học theo quy định, có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên.
4. Đào tạo ngắn hạn: là các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.

Bên cạnh đó, tại Điều 4 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về kinh phí đào tạo như sau:

Kinh phí đào tạo
1. Nội dung chi
a) Chi thường xuyên bao gồm các Khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có), chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh.
b) Các Khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại kí túc xá, chi tham quan, chi làm hồ sơ thủ tục nhập học, chi tổng kết, kết thúc khoá học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, chi tặng phẩm, chi đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.
c) Chi phí khác
- Chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học, chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm;
- Chi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn, Tết cổ truyền Việt Nam và Tết cổ truyền nước bạn
2. Định mức chi
a) Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 2.576.000 đồng/người/tháng.
b) Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 5.485.000 đồng/người/tháng.
c) Các cơ sở đào tạo thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo được cấp cho hệ đào tạo tương ứng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.
d) Đối với các mức chi cụ thể của các Mục chi nêu tại Khoản 1 Điều này: áp dụng theo định mức của cơ sở đào tạo (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật; trường hợp không có định mức cụ thể, các cơ sở đào tạo chủ động chi tiêu. Tổng các Khoản chi không vượt quá định mức chi nêu tại Khoản 2 Điều này.

Chương trình đại học tại Việt Nam thường kéo dài từ 4 đến 05 năm nên lưu học sinh thi tuyển vào trường đại học được xét là hệ đào tạo dài hạn.

Mức kinh phí hỗ trợ đào tạo đối với lưu học sinh đào tạo dài hạn là 2.576.000 đồng/người/tháng.

Lưu học sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo ngắn hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian đào tạo là bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian là bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Lưu học sinh tại Việt Nam là ai? Lưu học sinh tại Việt Nam phải có trình độ tiếng Việt như thế nào?
Pháp luật
Có tiến hành thủ tục tiếp nhận lưu học sinh được cử đi học ở nước ngoài trong trường hợp người này chưa tốt nghiệp mà trở về nước không?
Pháp luật
Hồ sơ tiếp nhận lưu học sinh tốt nghiệp về nước theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Lưu học sinh học bổng học tập ở nước ngoài đề nghị gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài thì hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Mức hỗ trợ trang cấp cá nhân đối với lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định là bao nhiêu? Việc quản lý và chi kinh phí đào tạo cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Pháp luật
Lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định được tính là hệ đào tạo ngắn hạn khi tham gia đào tạo từ bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Đối tượng lưu học sinh từ Campuchia vào Việt Nam theo hiệp định hợp tác có bao gồm cả đối tượng cán bộ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lưu học sinh
793 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lưu học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào