Mức hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các dự án của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là bao nhiêu?
- Ai có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư đề xuất?
- Mức hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các dự án của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là bao nhiêu?
- Cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các dự án của cộng đồng có trách nhiệm gì?
Ai có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư đề xuất?
Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
...
3. Lựa chọn dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng
...
d) Căn cứ ý kiến thẩm định của Tổ thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ do cộng đồng dân cư đề xuất.
đ) Nội dung quyết định dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ phải bao gồm: Tên dự án, phương án; đại diện cộng đồng và danh sách cộng đồng tham gia dự án; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; đối tượng tham gia dự án; các hoạt động của dự án; dự toán kinh phí chi tiết; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi (nếu có), vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)); nội dung, hoạt động và trách nhiệm thực hiện của các bên theo từng hoạt động; mức hỗ trợ, tiến độ cấp phát, thanh toán từ ngân sách nhà nước và dự toán chi tiết theo từng nội dung, hoạt động được hỗ trợ; dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án, phương án; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có); tổ chức quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có); hình thức, mức quay vòng (nếu có); giải pháp tài chính xử lý các rủi ro (nếu có); chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư đề xuất.
Ai có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư đề xuất? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các dự án của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các dự án của cộng đồng được quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
...
5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước
a) Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ quan phê duyệt dự án, phương án quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, phương án, nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.
6. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất:
a) Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, ký hợp đồng với đại diện tổ nhóm cộng đồng thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.
...
Như vậy, mức hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các dự án của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia từ vốn ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:
- Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Hỗ trợ không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn;
- Hỗ trợ không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia.
Cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất đối với các dự án của cộng đồng có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán được quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
...
6. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất:
a) Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, ký hợp đồng với đại diện tổ nhóm cộng đồng thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.
b) Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động hỗ trợ theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao (nếu có).
c) Thanh toán, giải ngân vốn cho đại diện tổ nhóm cộng đồng, các bên liên quan theo tiến độ thực hiện tại Hợp đồng ký kết với đại diện tổ nhóm cộng đồng.
d) Lập sổ theo dõi, giám sát việc sử dụng tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có), tổ chức thanh lý, thu hồi tài sản theo quy định (nếu có).
đ) Giám sát kết quả thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ.
7. Trách nhiệm của đại diện tổ nhóm cộng đồng và các thành viên:
a) Thực hiện dự án, phương án sản xuất theo Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng và Hợp đồng ký kết với cơ quan nhà nước.
...
Như vậy, các cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dự án của cộng đồng có trách nhiệm:
(1) Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, ký hợp đồng với đại diện tổ nhóm cộng đồng thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.
(2) Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động hỗ trợ theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao (nếu có).
(3) Thanh toán, giải ngân vốn cho đại diện tổ nhóm cộng đồng, các bên liên quan theo tiến độ thực hiện tại Hợp đồng ký kết với đại diện tổ nhóm cộng đồng.
(4) Lập sổ theo dõi, giám sát việc sử dụng tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có), tổ chức thanh lý, thu hồi tài sản theo quy định (nếu có).
(5) Giám sát kết quả thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?