Mức hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là bao nhiêu? Đối tượng được hỗ trợ?
Đối tượng được hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
Chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi
1. Đối tượng được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đối tượng được hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi với quy mô như sau:
- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
- Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
- Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Mức hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là bao nhiêu? Đối tượng được hỗ trợ? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP thì nội dung và mức hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
(1) Hỗ trợ không quá 50% giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi.
Mức hỗ trợ tối đa như sau:
- 05 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ);
- 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa);
- 100 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
(2) Hỗ trợ không quá 50% giá trị công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi.
Mức hỗ trợ tối đa như sau:
- 07 triệu đồng/công trình (chăn nuôi nông hộ);
- 300 triệu đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa);
- 01 tỷ đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
(3) Hỗ trợ không quá 30% chi phí mua vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm để khuyến khích thực hiện chăn nuôi theo tiêu chí an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Mức hỗ trợ tối đa như sau:
- 20 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ);
- 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ);
- 70 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô vừa);
- 200 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
Tiêu chí ưu tiên hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 106/2024/NĐ-CP về nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ
...
4. Chi phí mua bản quyền công nghệ, mua bồn bảo quản thức ăn chăn nuôi dạng hàng rời, mua giống cây để trồng làm cây thức ăn chăn nuôi; chi phí quảng bá thương hiệu sản phẩm; chi phí di dời vật nuôi; chi phí mua vật tư phối giống nhân tạo gia súc, liều tinh, mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh; chi phí mua đực giống trâu, bò, dê, cừu, lợn, hươu sao và gà, vịt, ngan giống cấp bố mẹ; chi phí mua sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, xây dựng mới công trình khí sinh học, vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm; chi phí đào tạo, tập huấn... được lập dự toán theo quy định tại Luật Ngân sách, Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính là cơ sở để xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
5. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước quy định tại Nghị định này là mức hỗ trợ tối đa. Mức hỗ trợ cụ thể cho từng chính sách được căn cứ vào chi phí xác định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
6. Thực hiện hỗ trợ hằng năm đối với chính sách quy định tại Điều 8, điểm a và c khoản 2 Điều 10 Nghị định này; Hỗ trợ một lần đối với chính sách quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 và điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
7. Tổ chức, cá nhân đã nhận hỗ trợ từ các quy định về chính sách, chương trình, dự án khác có cùng một nội dung tại cùng một thời điểm thì không được nhận hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp một nội dung hỗ trợ được quy định tại các chính sách khác nhau, tổ chức, cá nhân chỉ được nhận hỗ trợ một lần cho đối tượng nhận hỗ trợ.
8. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ của các chính sách theo quy định tại Nghị định này thì ưu tiên tổ chức, cá nhân theo các tiêu chí: sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương; ứng dụng công nghệ cao; vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo hoặc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; khả năng tạo việc làm cho người yếu thế; thanh niên khởi nghiệp; phụ nữ làm chủ.
Theo đó, trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi thì ưu tiên tổ chức, cá nhân theo các tiêu chí sau đây:
- Sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương;
- Ứng dụng công nghệ cao;
- Vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo hoặc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; khả năng tạo việc làm cho người yếu thế;
- Thanh niên khởi nghiệp;
- Phụ nữ làm chủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?