Mục đích của khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em là gì và thực hiện khám sàng lọc cho trẻ ở những độ tuổi nào?
- Mục đích của khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em là gì và khám cho trẻ ở những độ tuổi nào?
- Các trường hợp chống chỉ định khi khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥ 1 tháng tuổi cần chú ý những gì?
- Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đối với các trường hợp chống chỉ định quy định ra sao?
Mục đích của khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em là gì và khám cho trẻ ở những độ tuổi nào?
Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2470/QĐ-BYT năm 2019 quy định về mục đích khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em như sau:
Mục đích của khám sàng lọc:
Nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng, không tiêm chủng, hoãn tiêm chủng hoặc chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.
Bên cạnh đó, khám sàng lọc thực hiện cho trẻ em với những độ tuổi sau:
- Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥ 1 tháng tuổi (tại Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2470/QĐ-BYT năm 2019)
- Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh (tại Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2470/QĐ-BYT năm 2019)
Các trường hợp chống chỉ định khi khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥ 1 tháng tuổi cần chú ý những gì?
Tại khoản 1 Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2470/QĐ-BYT năm 2019 có quy định như sau:
Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥ 1 tháng tuổi:
1. Các trường hợp chống chỉ định:
a) Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
b) Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.
c) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
2. Các trường hợp tạm hoãn:
a) Đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
- Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin (ví dụ: lần đầu không sốt, lần sau sốt cao trên 39°C...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
- Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
b) Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện:
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
- Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
3. Các trường hợp cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện:
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện cần chuyển tuyến để được khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện:
a) Trẻ có cân nặng < 2000g.
b) Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin.
c) Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định.
Theo đó, khi thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥ 1 tháng tuổi đối với các trường hợp chống chỉ định cần lưu ý rằng:
- Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
- Suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đối với các trường hợp chống chỉ định quy định ra sao?
Theo khoản 1 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2470/QĐ-BYT năm 2019 quy định về việc khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh như sau:
Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
1. Các trường hợp chống chỉ định:
a) Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
b) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Theo đó, khi thức hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh với trường hợp chống chỉ định:
- Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công thức tính thể tích hình lập phương? Môn toán học có đặc điểm thế nào? Phương pháp dạy môn Toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bản nào?
- Diện tích đất dân số của đơn vị hành chính cấp tỉnh là bao nhiêu theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào sáp nhập tỉnh?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động ra sao?
- Đường đô thị bao gồm những đường nào? Số hiệu của đường đô thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc quản lý đường đô thị?
- Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm tài liệu gì?