Mức cao sân bay là gì? Chướng ngại vật có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có được cảnh báo hàng không?
- Mức cao sân bay là gì?
- Chướng ngại vật nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có được cảnh báo hàng không không?
- Công trình nằm trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có bắt buộc phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình?
Mức cao sân bay là gì?
Mức cao sân bay được giải thích tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 32/2016/NĐ-CP như sau:
Đường cất, hạ cánh là một khu vực được quy định trong sân bay hoặc trong dải cất, hạ cánh mặt nước dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.
7. Ngưỡng đường cất, hạ cánh là nơi bắt đầu của phần đường cất, hạ cánh dùng cho tàu bay hạ cánh.
8. Đèn cảnh báo nguy hiểm là đèn dùng để cảnh báo mối nguy hiểm đối với tàu bay khi hoạt động hàng không.
9. Bảo hiểm đầu đường cất, hạ cánh là khu vực kéo dài của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.
10. Bảo hiểm sườn là phần của dải bay nằm dọc hai bên sườn của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất, hạ cánh.
11. Mức cao sân bay là mức cao của Điểm cao nhất trên đường cất, hạ cánh so với mực nước biển trung bình.
...
Như vậy, mức cao sân bay là mức cao của Điểm cao nhất trên đường cất, hạ cánh so với mực nước biển trung bình.
Mức cao sân bay (Hình từ Internet)
Chướng ngại vật nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có được cảnh báo hàng không không?
Chướng ngại vật nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có được cảnh báo hàng không không thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 32/2016/NĐ-CP như sau:
Chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không
1. Những chướng ngại vật sau đây phải được cảnh báo hàng không
a) Có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay;
b) Nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay;
c) Nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;
d) Các chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và nêu trong văn bản chấp thuận độ cao công trình.
Theo quy định trên, chướng ngại vật nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay phải được cảnh báo hàng không.
Ngoài ra, còn có những chướng ngại vật sau đây phải được cảnh báo hàng không:
- Có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay;
- Nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;
- Các chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và nêu trong văn bản chấp thuận độ cao công trình.
Công trình nằm trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có bắt buộc phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình?
Công trình nằm trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có bắt buộc phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình không thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 32/2016/NĐ-CP như sau:
Những công trình, dự án phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình
1. Công trình có độ cao vượt lên khỏi quy hoạch các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay và những công trình nằm trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay.
2. Công trình có chiều cao vượt trên khu vực bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không đã được công bố hoặc cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên, nằm ngoài các khu vực, dự án quy hoạch đô thị, không gian đã được các Bộ, ngành, địa phương thống nhất với Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về độ cao theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 4 và Điều 8 Nghị định này.
3. Hệ thống cột treo đèn chiếu sáng ở khu vực tĩnh không đầu các sân bay; tuyến đường dây tải điện cao thế, cáp treo, các trạm thu, phát sóng vô tuyến và các công trình điện gió; công trình nằm trong phạm vi ảnh hưởng và tiếp giáp với các khu vực bố trí trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
Như vậy, công trình có độ cao vượt lên khỏi quy hoạch các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay và những công trình nằm trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay là một trong những công trình, dự án phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?