Mức bồi thường tai nạn lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động 22% được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định về bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể:
Mức bồi thường tai nạn lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động 22%
Thứ nhất, về nguyên tắc bồi thường
(1) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
(2) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:
- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Thứ hai, về mức bồi thường
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:
(1) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(2) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
* Trong đó:
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Theo đó, người bị bệnh nghề nghiệp thì từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Với trường hợp trên của chị Thương, mức bồi thường cho chị Thương được xác định như sau:
+) Chị Thương bị tai nạn lao động, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 11%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho chị Thương tính như sau:
Mức bồi thường = 1,5 + {(11 - 10)} x 0.4 = 1.9 (tháng tiền lương)
- Định kỳ, chị Thương giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 26% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 15%). Mức bồi thường lần thứ hai cho chị Thương là:
Mức bồi thường = 15 x 0,4 = 6.0 (tháng tiền lương).
Lưu ý: Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường do bệnh nghề nghiệp là tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi bị bệnh nghề nghiệp.
Các trường hợp khác nào sẽ được bồi thường?
Ngoài ra, cũng tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này có quy định về các trường hợp sẽ được bồi thường như sau:
"1. Các trường hợp được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên)."
Như vậy, ngoài trường hợp của chị Hương thì còn những trường hợp được bồi thường, bao gồm: Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; Người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?