Mua bán đất lập vi bằng có giá trị pháp lý hay không? Nếu không lập vi bằng thì phải làm gì để chuyển quyền sử dụng đất?
Mua bán đất lập vi bằng có giá trị pháp lý hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập."
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì có thể hiểu rằng vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được lập theo yêu cầu và không thay thế văn bản công chứng, chứng thực.
Tại khoản 4 Điều 37 nghị định này không được sử dụng vi bằng để xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực.
Đồng thời, không được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự.
Như vậy, nếu nhà đất không có Sổ đỏ, Sổ hồng thì vẫn lập vi bằng để ghi nhận hành vi chuyển nhượng nếu nhà đất đó có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào lập vi bằng? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào lập vi bằng thì có giá trị pháp lý?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 38. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung vi bằng cần lập;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác (nếu có).
2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản."
Lập vi bằng khi người yêu cầu thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng và không thuộc các trường hợp cấm quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Nếu không lập vi bằng thì phải làm gì để chuyển quyền sử dụng đất?
Quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
"Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính."
Điều kiện để được phép chuyển nhượng là đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 được hướng dẫn bởi Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện công chứng, chứng thực.
Cho nên trong trường hợp này, để có thể thực hiện được việc chuyển nhượng thì chị nên yêu cầu bên bán làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó ký hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực.
Chứ còn nếu chỉ lập vi bằng thì không thể thực hiện thủ tục đăng ký biến động sang tên qua cho chị được, vì không đáp ứng đủ điều kiện chuyển nhượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?