Một số những vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử áp dụng cho xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ theo quy định?
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi xuất khấu hàng hóa, dịch vụ thì sử dụng loại hóa đơn điện tử nào theo quy định?
Căn cứ tại Công văn 8404/BTC-TCT năm 2022 về hóa đơn điện tử thì đối với:
- Các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan,
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
Khi xuất khấu hàng hóa, dịch vụ thì sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử.
Ngoài ra, việc lập hóa đơn điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhằm mục đích chuyển dữ liệu doanh thu xuất khẩu cho cơ quan thuế để thực hiện việc quản lý.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì
Hóa đơn bán hàng điện tử là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Lưu ý: Từ 01/07/2022, thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, theo đó khi xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài người nộp thuế thực hiện sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi xuất khấu hàng hóa, dịch vụ thì sử dụng loại hóa đơn điện tử nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Thời điểm lập hóa đơn điện tử cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là khi nào theo quy định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn điện tử cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu như sau:
Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm và trường hợp xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Lưu ý: khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu.
Có những loại hóa đơn nào theo quy định?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP gồm các loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
++ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
++ Hoạt động vận tải quốc tế;
++ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
++ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
+ Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
+ Tài sản kết cấu hạ tầng;
+ Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
+ Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
+ Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
- Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Các loại hóa đơn khác, gồm:
+ Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
+ Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không;
++ Chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế;
++ Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?