Một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư công và hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư công
Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công
Theo Điều 7 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án;
+ Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình, dự án không đầy đủ, không chính xác.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc gửi báo cáo hoặc bổ sung đầy đủ, chính xác tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Buộc cung cấp thông tin, tài liệu hoặc bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Vi phạm về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công
Theo Điều 8 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, vi phạm về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Thiết kế chương trình, dự án không theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật không bảo đảm chất lượng;
+ Thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc điều chỉnh thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Buộc hoàn trả các chi phí thiết kế vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Vi phạm về theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
Tại Điều 9 Nghị định 122/2021/NĐ-CP Vi phạm về theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Lập báo cáo theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án không trung thực, không khách quan.
- Không tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.
- Không tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc theo quy định; không đánh giá tác động và đánh giá đột xuất khi có yêu cầu.
Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
Theo Điều 10 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
+ Không cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định;
+ Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Buộc cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
+ Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công
Vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công được quy định tại Điều 11 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?