Một người có thể đồng thời làm viên chức lãnh sự của hai hay nhiều Nước tại một Nước tiếp nhận không?
- Một người có thể đồng thời làm viên chức lãnh sự của hai hay nhiều Nước tại một Nước tiếp nhận không?
- Viên chức lãnh sự của Nước cử tại Nước tiếp nhận làm người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự thì có cần sự đồng ý của Nước tiếp nhận hay không?
- Nước cử phải thông báo kịp thời cho Nước tiếp nhận biết họ tên, cấp bậc và hạng của tất cả các viên chức lãnh sự để Nước tiếp nhận làm gì?
Một người có thể đồng thời làm viên chức lãnh sự của hai hay nhiều Nước tại một Nước tiếp nhận không?
Căn cư theo Điều 18 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc hai hay nhiều nước bổ nhiệm cùng một người làm viên chức lãnh sự
Với sự đồng ý của Nước tiếp nhận, thì hai hoặc nhiều nước có thể bổ nhiệm cùng một người làm viên chức lãnh sự tại Nước đó.
Như vậy, một người có thể đồng thời làm viên chức lãnh sự của hai hay nhiều Nước tại một Nước tiếp nhận nếu được Nước tiếp nhận đồng ý và được bổ nhiệm đúng theo quy trình của các Nước cử.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Viên chức lãnh sự của Nước cử tại Nước tiếp nhận làm người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự thì có cần sự đồng ý của Nước tiếp nhận hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Tạm thời thực hiện các chức năng của người đứng đầu cơ quan lãnh sự
1. Nếu người đứng đầu cơ quan lãnh sự không thể thực hiện được chức năng của mình hoặc chức vụ này đang khuyết, một người quyền đứng đầu cơ quan có thể tạm thời làm nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử, hoặc nếu Nước đó không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Nước tiếp nhận, thì người đứng đầu cơ quan lãnh sự, hoặc nếu người này không thể làm được thì bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào của Nước cử phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc cho cơ quan do Bộ đó chỉ định biết họ tên của người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự. Theo lệ thường, việc thông báo này phải làm trước. Nước tiếp nhận có thể yêu cầu phải có sự đồng ý của mình khi chấp nhận một người không phải là viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của Nước cử tại Nước tiếp nhận làm người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự.
3. Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận phải giúp đỡ và bảo vệ người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự. Trong thời gian phụ trách cơ quan, những quy định của Công ước này sẽ áp dụng đối với người đó như đối với người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận không bắt buộc phải dành cho người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự những sự dễ dàng, quyền ưu đãi hoặc miễn trừ mà người đứng đầu cơ quan lãnh sự được hưởng theo những điều kiện nhất định, khi người quyền đứng đầu không đáp ứng được các điều kiện đó.
4. Trong hoàn cảnh nói ở Khoản 1 Điều này, khi một cán bộ ngoại giao thuộc cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử tại Nước tiếp nhận được Nước cử chỉ định làm người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự, thì người đó sẽ tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ về ngoại giao nếu Nước tiếp nhận không phản đối điều đó.
Như vậy, Nước tiếp nhận có thể yêu cầu phải có sự đồng ý của mình khi chấp nhận một người không phải là viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của Nước cử tại Nước tiếp nhận làm người quyền đứng đầu cơ quan lãnh sự.
Nước cử phải thông báo kịp thời cho Nước tiếp nhận biết họ tên, cấp bậc và hạng của tất cả các viên chức lãnh sự để Nước tiếp nhận làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc bổ nhiệm cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự
1. Ngoài các quy định ở Điều 20, 22 và 23, Nước cử có thể tuỳ ý bổ nhiệm cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự.
2. Nước cử phải thông báo kịp thời cho Nước tiếp nhận biết họ tên, cấp bậc và hạng của tất cả các viên chức lãnh sự, trừ người đứng đầu cơ quan lãnh sự, để nếu muốn, Nước tiếp nhận có thể thực hiện quyền của mình theo khoản 3 Điều 23.
3. Nếu luật và qui định của nước mình đòi hỏi, Nước cử có thể yêu cầu Nước tiếp nhận cấp Giấy chấp nhận lãnh sự cho một viên chức lãnh sự không phải là người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
4. Nếu luật và quy định của nước mình đòi hỏi, Nước tiếp nhận có thể cấp Giấy chấp nhận lãnh sự cho một viên chức lãnh sự không phải là người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
Như vậy thì, Nước cử phải thông báo kịp thời cho Nước tiếp nhận biết họ tên, cấp bậc và hạng của tất cả các viên chức lãnh sự để nếu muốn Nước tiếp nhận có thể thực hiện quyền của mình theo khoản 3 Điều 23 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 như sau:
Những người bị tuyên bố không được chấp thuận
...
3. Một người được cử làm thành viên cơ quan lãnh sự có thể bị tuyên bố là người không thể chấp nhận được trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận hoặc khi đã đến rồi, nhưng chưa nhận nhiệm vụ tại cơ quan lãnh sự. Trong bất cứ trường hợp nào như vậy, Nước cử phải rút lại việc bổ nhiệm người đó.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?