Một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác khi sở hữu tối thiểu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty đó?
Một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác khi sở hữu tối thiểu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty đó?
Căn cứ khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về công ty mẹ, công ty con như sau:
Công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
...
Theo đó, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
(2) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
(3) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Như vậy, một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác khi sở hữu tối thiếu 50% vốn điều lệ của công ty đó.
Một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác khi sở hữu tối thiểu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty đó? (Hình từ Internet)
Các công ty con cùng một công ty mẹ cùng nhau cùng nhau góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Công ty mẹ, công ty con
...
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
Bên cạnh đó, tại Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP có quy định về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty như sau:
Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.
1. Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp bao gồm trường hợp sau:
a) Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
b) Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
c) Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
2. Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.
3. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này.
...
Theo đó, các công ty con của cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp.
Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp bao gồm các trường hợp sau:
- Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
- Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
- Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập.
Cho nên, các công ty con cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới.
Lưu ý: Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định trên.
Công ty con có được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Công ty mẹ, công ty con
...
2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
...
Như vậy, công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ.
Đồng thời, các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?