Một cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ đúng không?
- Một cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ đúng không?
- Cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định là bao lâu?
Một cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ đúng không?
Theo Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần như sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần
1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này;
b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;
c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
4. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
5. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.
Theo đó, một cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần), trừ những trường hợp sau:
+ Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này.
+ Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa.
+ Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
Ngân hàng thương mại (Hình từ Internet)
Cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2, điểm a, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu và giới hạn góp vốn, chuyển nhượng, hoàn trả phần vốn góp như sau:
Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu và giới hạn góp vốn, chuyển nhượng, hoàn trả phần vốn góp
...
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Mua lại cổ phần của cổ đông mà sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại không đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bán số cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn trong thời hạn tối đa 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Chưa cho chia cổ tức đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này cho đến khi khắc phục xong vi phạm;
d) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Buộc chuyển nhượng cổ phần đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Theo đó, cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Đồng thời cổ đông này còn bị buộc bán số cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực và chưa được chia cổ tức cho đến khi khắc phục xong vi phạm.
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm.
Yêu cầu tổ chức tín dụng cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cổ đông tổ chức trong ngân hàng thương mại sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?