Mống mắt là gì? Căn cước công dân hiện tại có thu thập dữ liệu về mống mắt của người dân không?
- Mống mắt là gì? Căn cước công dân hiện tại có thu thập dữ liệu về mống mắt của người dân không?
- Khi đã xuất trình thẻ căn cước công dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có được yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác chứng mình về căn cước không?
- Thẻ Căn cước công dân được cấp đổi trong những độ tuổi nào thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo?
Mống mắt là gì? Căn cước công dân hiện tại có thu thập dữ liệu về mống mắt của người dân không?
Nhãn cầu có ba lớp, trong đó mống mắt chiếm khoảng 1/5 phía trước nhãn cầu. Ngay sau giác mạc là một màng sắc tố bọc quanh con ngươi, được gọi là mống mắt.
Mống mắt có cấu trúc mỏng, hình tròn, có chức năng điều chỉnh đường kính và kích cỡ của đồng tử. Mống mắt có những đặc điểm quyết định màu sắc của mắt như màu xanh, đỏ…
Mống mắt có nhiệm vụ điều tiết ánh sáng vào nhãn cầu. Nếu cường độ ánh sáng mạnh thì mống mắt theo phản xạ tự nhiên sẽ co lại để làm giảm lượng ánh sáng vào trong mắt. Nếu cường độ ánh sáng ở mức trung bình thì sẽ hơi giãn nhẹ. Do đó, nhiệm vụ của màng mống mắt là để điều tiết lượng ánh sáng vào nhãn cầu.
Căn cước công dân hiện tại có thu thập dữ liệu về mống mắt của người dân không, thì theo khoản 1 Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật Cư trú 2020 như sau:
Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi tạm trú;
m) Tình trạng khai báo tạm vắng;
n) Nơi ở hiện tại;
o) Quan hệ với chủ hộ;
p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
...
Như vậy, căn cước công dân hiện tại không thu thập dữ liệu về mống mắt của người dân.
Tuy nhiên trong thời gian tới có thể dữ liệu về mống mắt của người dân sẽ được bổ sung khi Luật Căn cước mới chính thức có hiệu lực và không thay đổi so với bản dự thảo đã được thông qua.
Mống mắt là gì? (Hình từ Internet)
Khi đã xuất trình thẻ căn cước công dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có được yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác chứng mình về căn cước không?
Khi đã xuất trình thẻ căn cước công dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có được yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác chứng mình về căn cước không, thì theo khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân.
Thẻ Căn cước công dân được cấp đổi trong những độ tuổi nào thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo?
Thẻ Căn cước công dân được cấp đổi trong những độ tuổi nào thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo, thì theo Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo đó, thẻ Căn cước công dân được cấp đổi trong những độ tuổi sau đây thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo:
- Đủ 23 tuổi đến 25 tuổi thì có giá trị sử dụng đến 40 tuổi;
- Đủ 38 tuổi đến 40 tuổi thì có giá trị sử dụng đến 60 tuổi;
- Đủ 58 tuổi đến 60 tuổi thì có giá trị sử dụng đến hết đời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?