Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn bắt buộc? Mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ra sao?

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc? Mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ra sao? Yêu cầu cần đạt đối với năng lực đặc thù học sinh tiểu học trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí là gì?

Mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ra sao?

Căn cứ Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học như sau:

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần:

- Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc? Mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ra sao?

Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc? Mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ra sao? (Hình từ Internet)

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc hay không?

Căn cứ theo Mục I Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, đặc điểm môn học Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,...

Như vậy, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5.

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.

Yêu cầu cần đạt đối với năng lực đặc thù học sinh tiểu học trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí là gì?

Theo quy định tại Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt đối với năng lực đặc thù học sinh tiểu học trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí như sau:

- Môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí, biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Biểu hiện của các thành phần năng lực này được trình bày trong bảng sau:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

NHẬN THỨC KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

- Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian; một số giá trị, truyền thống kết nối con người Việt Nam; một số nền văn minh; một số vấn đề khó khăn mà nhân loại đang phải đối mặt.

- Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.

- Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

TÌM HIỂU LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

- Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin hoặc thực hiện điều tra ở mức độ đơn giản để tìm hiểu về các sự kiện lịch sử và hiện tượng địa lí; biết đọc lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.

- Từ những nguồn tư liệu, số liệu, biểu đồ, lược đồ, bản đồ,... nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và các đối tượng, hiện tượng địa lí.

- Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,...

- So sánh, nhận xét, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

- Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ; sử dụng được đường thời gian để biểu diễn tiến trình phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử.

- Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí.

- Biết sưu tầm và sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận và trình bày quan điểm về một số vấn đề lịch sử, địa lí, xã hội đơn giản.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử và địa lí đã học để phân tích và nhận xét ở mức độ đơn giản tác động của một sự kiện, nhân vật lịch sử và hiện tượng địa lí,... đối với cuộc sống hiện tại.

- Đề xuất được ý tưởng và thực hiện được một số hành động như: sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá,...

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Những bức tranh vẽ về ý tưởng trẻ thơ đẹp nhất 2024 2025? Vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ đơn giản 2024 2025?
Pháp luật
Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền hay, chọn lọc? Mẫu thuyết minh về ngày Tết cổ truyền? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa? Văn tả cái ô che nắng, mưa tham khảo?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ giấy A3 ấn tượng 2025? Tranh vẽ vẽ ý tưởng trẻ thơ 2025? Thể lệ cuộc thi vẽ tranh vẽ ý tưởng trẻ thơ?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật tài năng trong cuốn sách em đã đọc? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn tả quang cảnh một phiên chợ Tết? Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 của học sinh ra sao?
Pháp luật
Nghị luận về đạo đức của giới trẻ hiện nay hay ý nghĩa? Viết đoạn văn nghị luận về đạo đức chọn lọc? Nhiệm vụ học sinh là gì?
Pháp luật
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động lớp 7 ngắn gọn? Nhiệm vụ học sinh lớp 7 là gì?
Pháp luật
Văn mẫu nghị luận về một hiện tượng đời sống lớp 11 chọn lọc? Lập dàn ý nghị luận về hiện tượng đời sống? Đặc điểm môn Văn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,895 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào