Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào theo Nghị định 164?
Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào theo Nghị định 164?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 164/2024/NĐ-CP thì mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như sau:
- Thanh tra Bộ Công an chịu sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
- Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Công an nhân dân, cán bộ thanh tra chuyên trách, cán bộ thanh tra kiêm nhiệm bố trí ở nơi không có tổ chức thanh tra hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Công an cùng cấp và sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra của cơ quan thanh tra Công an cấp trên.
- Quan hệ giữa cơ quan thanh tra Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
- Quan hệ giữa cơ quan thanh tra Công an nhân dân với cơ quan thanh tra các bộ, ngành và các cơ quan liên quan khác ở trung ương, địa phương là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào theo Nghị định 164? (Hình từ Internet)
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Công an nhân dân gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Công an nhân dân như sau:
- Cơ quan thanh tra Công an nhân dân gồm:
+ Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);
+ Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Công an tỉnh);
+ Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Thanh tra Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Cục).
- Công an huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Công an các đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ trở lên, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách; Công an các đơn vị có quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ, bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm.
- Số lượng cán bộ thanh tra chuyên trách, cán bộ thanh tra kiêm nhiệm tại các đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Lưu ý: Căn cứ Điều 3 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định về chức năng của cơ quan thanh tra Công an nhân dân:
Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra Công an nhân dân giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác thanh tra Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh tra
- Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong Công an nhân dân; Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm quản lý về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.
- Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong Công an nhân dân.
- Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương và cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở nơi không có tổ chức thanh tra có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp quản lý về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý được giao.
Lưu ý: Nội dung quản lý nhà nước về thanh tra Công an nhân dân như sau:
- Đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra;
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các cấp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Kiện toàn tổ chức, thực hiện chế độ chính sách, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra;
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng và cán bộ làm công tác thanh tra của lực lượng Công an nhân dân;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật;
- Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác thanh tra của lực lượng Công an nhân dân;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý được giao;
- Hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực công tác thanh tra Công an nhân dân.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sát hạch mới nhất theo Nghị định 160? Cấp lại Giấy phép sát hạch thông qua thủ tục nào?
- Bài văn đóng vai nàng tiên cá và kể lại cuộc đời của nàng tiên cá lớp 6 hay nhất, sáng tạo?
- Gợi ý các hoạt động tổ chức cho học sinh trung học cơ sở nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì khi học tại trường?
- Có được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh không? Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cần đáp ứng những yêu cầu nào?
- Tuyển tập truyện cười ngày Cá tháng Tư? Ngày Cá tháng tư có phải là ngày nghỉ lễ ở Việt Nam không?