Mời lên hòa giải tranh chấp đất đai liên quan đến chủ sở hữu quyền sử dụng đất mà bên kia không có mặt thì phải tiếp tục chờ đợi để hòa giải nữa hay không?

Ba tôi 10 mấy năm trước có mua một cái nền nhà mà không có bằng khoán, nhưng gia đình đó có bốn nhân khẩu đều ký tên và có người chứng trên 10 người, nói là sau này làm được bằng khoán thì sang nhượng cho gia đình tôi nhưng một năm trước nó đã làm được bằng khoán và bán lén cho người khác rồi xin hỏi mình có khởi kiện ra tòa để yêu cầu xác định ba tôi là chủ sở hữu mảnh đất được không? Nhà tôi cũng còn giấy tờ mua bán đất ngày xưa làm giấy tay hiện tại tôi còn giữ. Có phải qua bước hòa giải không? Hòa giải mà bên kia cố tình không đến thì có giải quyết được không?

Có thể khởi kiện ra tòa để được công nhận chủ sở hữu quyền sử dụng đất mà không qua thủ tục hòa giải tại địa phương có được không?

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:

"...
2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án."

Theo quy định trên khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì cần gửi đơn đến UBND xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải, sau khi hòa giải không thành thì chị gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi có đất để được giải quyết.

Tranh chấp ai là chủ sở hữu mảnh đất khi hòa giải tại địa phương mất bao nhiêu ngày?

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, hòa giải tại địa phương sẽ được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Tải về mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất 2023: Tải về

Hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai

Mời lên hòa giải mà bên kia không có mặt thì có phải tiếp tục chờ đợi để hòa giải nữa hay không?

Căn cứ Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27, khoản 28 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CPkhoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;”
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.”
4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Theo đó, việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Trường hợp hòa giải không thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. Gia đình chị có thể gửi đơn lên tòa án để được giải quyết.

Khi gửi đơn khởi kiện cho Tòa án chị nên yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp "cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" để bên bán không chuyển nhượng cho người khác được.

Còn ngay lúc này, để tránh trường hợp bên kia chuyển nhượng đất thành công chị nên gửi đơn đến UBND xã, Văn phòng đăng ký đất đai, UBND huyện yêu cầu cơ quan xem xét không giải quyết thủ tục sang tên đối với mảnh đất này, đợi kết quả hòa giải của 2 bên hoặc kết quả giải quyết từ Tòa án.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất tại đây

Tranh chấp đất đai
Giấy ủy quyền sử dụng đất Tải về quy định liên quan và Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất:
Quyền sử dụng đất Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền sử dụng đất:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện cho thuê lại quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản là gì? Hợp đồng cho thuê lại này có bắt buộc công chứng không?
Pháp luật
Tải Mẫu Hợp đồng mượn quyền sử dụng đất mới nhất ở đâu? Điều kiện để cho mượn quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất có phải là phương thức tăng diện tích đất nông nghiệp trong việc tập trung đất nông nghiệp không?
Pháp luật
Khách hàng có được định giá lại quyền sử dụng đất thế chấp khi ngân hàng thông báo xử lý tài sản thế chấp không?
Pháp luật
Tờ khai góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hiện nay được sử dụng theo mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
Pháp luật
Công nhận quyền sử dụng đất là gì? Căn cứ xác định sử dụng đất ổn định để được công nhận quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là gì? Trường hợp nào Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất thu tiền thuê đất hàng năm?
Pháp luật
Nhà nước giao quyền sử dụng đất là gì? Người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng đất gồm những ai?
Pháp luật
Người sử dụng đất có phải nộp tiền sử dụng đối với phần đất dôi dư so với các giấy tờ về quyền sử dụng đất đã được cấp hay không?
Pháp luật
Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất khác thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tranh chấp đất đai
2,638 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào