Môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì? Môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử phạt như thế nào?
Môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì?
Theo Điều 150 Luật Thương mại 2005 quy định về môi giới thương mại như sau:
Môi giới thương mại
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Theo khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định giải thích thuật ngữ về mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:
Giải thích từ ngữ
....
23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Như vậy, môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại được hiểu là một bên làm trung gian để môi giới cho bên muốn có con bằng biện pháp mang thai hộ với một người phụ nữ mang thai hộ để được hưởng lợi ích về kinh tế và với bên thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại (hình từ internet)
Ai là người mang thai hộ vì mục đích thương mại?
Theo khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về người được nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
....
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm.
Như vậy, những người đáp ứng đủ các điều kiện sau là người được nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm.
Những người không đáp ứng đủ điều kiện trên mà vẫn mang thai hộ vì lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác là những người mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về sinh con như sau:
Hành vi vi phạm quy định về sinh con
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: mức phạt trên được áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức thực hiện hành vi nêu trên thì bị phạt tiền gấp 2 lần cá nhân.
Môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:
Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu người nào tổ chức môi giới cho 1 người thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu từ 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu người phạm tội là bác sĩ thực hiện hỗ trợ sinh sản thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?